Lương NET là gì? Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo lương NET có gì khác biệt so với các loại thu nhập khác? Trong bài viết này, Thuế Quang Huy sẽ hướng dẫn cách tính thu nhập chịu thuế từ lương NET chính xác và nhanh chóng nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!
Lương NET là gì?
Lương NET là loại tiền lương thực nhận mà doanh nghiệp nhận được từ đơn vị chi trả thu nhập sau khi đã thực hiện trừ hết các khoản chi phí đóng bảo hiểm bắt buộc như: BHYT, BHTN, BHXH và thuế TNCN.
Hình thức trả lương NET thì doanh nghiệp sẽ tự động trích một phần lương của người lao động để đóng thuế TNCN theo quy định. Ta có, công thức tính lương NET như sau:
Lương NET = Lương GROSS – Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc – Thuế thu nhập cá nhân
Trong đó:
- Lương GROSS là tổng tiền mà đơn vị chi trả cho người lao động. Lương GROSS gồm: lương cơ bản, các khoản phụ cấp, trợ cấp, hoa hồng,… mà chưa thực hiện trừ BHXH và đóng thuế TNCN (nếu có).
- Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc sẽ được tính dựa vào cơ sở tiền lương của người lao động, gồm: 8% của BHXH, 1% của BHTN và 1,5% của BHYT.
Một ví dụ về lương NET như sau:
Nếu công ty H ký hợp đồng lao động với nhân viên C với mức lương NET là 10.000.000 đồng/tháng thì hàng tháng nhân viên C sẽ nhận được 10 triệu đồng. Với các khoản tiền khác như đóng bảo hiểm bắt buộc, thuế TNCN thì sẽ do công ty nộp.
Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập chịu thuế từ lương NET
Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế được thể hiện ở bảng sau:
STT | Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng
(TNQĐ) (triệu đồng) |
Thu nhập tính thuế |
1 | Đến 4,75 | TNQĐ/0,95 |
2 | Trên 4,75 đến 9,25 | (TNQĐ – 0,25)/0,9 |
3 | Trên 9,25 đến 16,05 | (TNQĐ – 0,75)/0,85 |
4 | Trên 16,05 đến 27,25 | (TNQĐ – 1,65)/0,8 |
5 | Trên 27,25 đến 42,25 | (TNQĐ – 3,25)/0,75 |
6 | Trên 42,25 đến 61,85 | (TNQĐ – 5,85)/0,7 |
7 | Trên 61,85 | (TNQĐ – 9,85)/0,65 |
Do vậy, doanh nghiệp khi chi trả thu nhập cho người lao động theo lương NET (không tính thuế) thì cần phải thực hiện quy đổi thu nhập đã bao gồm thuế để tính thuế TNCN.
Ngoài ra, theo hướng dẫn ở Khoản 1, Điều 14 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC đã sửa đổi, bổ sung Điều 7 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Thu nhập để làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế sẽ là thu nhập thực nhận (không tính thu nhập được miễn thuế cộng với các khoản lợi ích do NSDLĐ trả thay cho NLĐ trừ các khoản giảm trừ).
- Nếu các khoản NSDLĐ trả thay có khoản tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà này sẽ được tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số tiền thực trả. Tuy nhiên, khoản này không được vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh ở đơn vị.
- Đồng thời, khoản thu nhập không phân biệt nơi trả thu nhập và chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ phát sinh khác.
Công thức để xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi như sau:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ
Theo đó:
- Thu nhập thực nhận: Là khoản tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà NLĐ nhận được hàng tháng (không tính cả thu nhập được miễn thuế);
- Khoản trả thay: Dựa vào Điểm đ, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC đây là khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do NSDLĐ chi trả cho người lao động;
- Khoản giảm trừ: Theo quy định ở Điều 9 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC và Điều 15 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì đây là khoản giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đóng bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện, nhân đạo và quỹ khuyến học.
Ví dụ về cách tính thuế thu nhập cá nhân cho lương NET
Dưới đây là một số ví dụ về cách quy đổi thu nhập tính thuế:
Ví dụ 1) Công ty A đã ký hợp đồng lao động với nhân viên B trong thời hạn 24 tháng. Tháng 01/2024 thì nhân viên B đã có phát sinh thu nhập ở công ty A như sau:
- Tiền lương chính: 29.730.000 đồng;
- Tiền phụ cấp ăn trưa: 1.000.000 đồng;
- Tiền đóng bảo hiểm bắt buộc: 3.000.000 đồng;
- Nhân viên B không đăng ký NPT và không đóng góp vào các quỹ từ thiện, nhân đạo,…;
- Công ty A chịu trách nhiệm đóng thuế TNCN theo quy định thay cho nhân viên B.
Ta có:
>> Thu nhập thực nhận = (Lương chính 29.730.000 + tiền phụ cấp ăn trưa 1.000.000) – Khoản được miễn thuế TNCN 730.000 = 30.000.000 đồng.
>> Các khoản trả thay: 0 đồng.
>> Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân 11.000.000 + Giảm trừ bảo hiểm bắt buộc 3.000.000 = 14.000.000 đồng.
=>> Thu nhập làm căn cứ quy đổi = 30.000.000 + 0 – 14.000.000 = 16.000.000 đồng.
Dựa vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo tháng là 16.000.000 đồng và bảng quy đổi thu nhập thì thu nhập tính thuế được tính như sau:
>> Thu nhập tính thuế = (TNQĐ – 0,75)/0,85 = (16 – 0,75)/0,85 = 17.941.176 đồng.
Căn cứ vào biểu thuế suất thuế TNCN thì thu nhập tính thuế thuộc bậc 3 nên thuế suất là 15%. Vậy số thuế TNCN phải nộp trong tháng 01/2024 là = 15%x17.941.176 – 750.000 = 1.941.176 đồng. Đây cũng chính là số tiền thuế TNCN mà công ty A phải nộp thay cho nhân viên B vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ 2) Đối với trường hợp lương NET và được công ty trả thay tiền bảo hiểm.
Công ty A ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn với nhân viên B. Vào tháng 04/2024, nhân viên B được nhận thu nhập như sau:
- Tiền lương chính tính theo ngày công thực tế: 20.070.000 đồng;
- Tiền phụ cấp ăn trưa: 700.000 đồng;
- Công ty A đóng bảo hiểm thay cho nhân viên B là 2.100.000 đồng;
- Nhân viên B đăng ký 1 người phụ thuộc tại công ty A và không phát sinh các đóng góp từ thiện, nhân đạo và quỹ khuyến học;
- Công ty A chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN thay cho nhân viên B;
Ta có:
>> Thu nhập thực nhận = (Lương chính 20.700.000 + Tiền ăn 700.000) – Khoản tiền ăn được miễn thuế 700.000 = 20.700.000 đồng.
>> Các khoản trả thay = 2.100.000 đồng.
>> Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân 11.000.000 + Giảm trừ NPT 4.400.000 + Giảm trừ khoản bảo hiểm bắt buộc 2.100.000 = 17.500.000 đồng.
=>> Thu nhập làm căn cứ quy đổi = 20.700.000 + 2.100.000 – 17.500.000 = 4.670.000 đồng.
Dựa vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo tháng là 4.670.000 đồng và bảng quy đổi thu nhập thì thu nhập tính thuế được tính như sau:
>> Thu nhập tính thuế = TNQĐ/0,95 = 4.670.000/0,95 = 4.915.789 đồng.
Căn cứ vào biểu thuế suất thuế TNCN thì thu nhập tính thuế thuộc bậc 1 nên thuế suất là 5%. Vậy số thuế TNCN phải nộp trong tháng 04/2024 là = 5%x4.915.789 = 245.789 đồng.
Ví dụ 3) Đối với trường hợp lương NET và được công ty trả thay tiền thuê nhà.
Công ty A ký kết hợp đồng lao động vô thời hạn với nhân viên B. Vào tháng 05/2024, nhân viên B được nhận thu nhập như sau:
- Tiền lương chính tính theo ngày công thực tế: 20.000.000 đồng;
- Tiền phụ cấp ăn trưa: 800.000 đồng;
- Công ty A trả thay tiền thuê nhà cho nhân viên B là 3.000.000 đồng;
- Công ty A trả thay bảo hiểm cho nhân viên B là 2.100.000 đồng;
- Nhân viên B không đăng ký người phụ thuộc tại công ty A và không phát sinh các đóng góp từ thiện, nhân đạo và quỹ khuyến học;
- Công ty A chịu trách nhiệm nộp thuế TNCN thay cho nhân viên B.;
>> Thu nhập thực nhận = (Lương chính 20.000.000 + Tiền ăn 800.000) – Khoản tiền ăn được miễn thuế 730.000 = 20.700.000 đồng.
>> Các khoản trả thay = 2.100.000 đồng.
>> Các khoản giảm trừ: Giảm trừ bản thân 11.000.000 + Giảm trừ khoản bảo hiểm bắt buộc 2.100.000 = 13.100.000 đồng.
=>> Thu nhập làm căn cứ quy đổi = 20.700.000 + 2.100.000 – 13.100.000 = 9.070.000 đồng.
Dựa vào thu nhập làm căn cứ quy đổi theo tháng là 4.670.000 đồng và bảng quy đổi thu nhập thì thu nhập tính thuế được tính như sau:
>> Thu nhập tính thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà = (TNQĐ – 0,25)/0,9 = (9.070.000 – 250.000)/0,95 = 9.800.000 đồng.
>> Thu nhập chịu thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà = Thu nhập tính thuế chưa bao gồm tiền thuê nhà + Các khoản giảm trừ = 9.800.000 + 13.100.000 = 22.900.000 đồng.
>> Tính 15% của tổng thu nhập chịu thuế chưa gồm tiền thuê nhà = 15% x 22.900.000 = 3.435.000 đồng.
=>> Số tiền thuê nhà doanh nghiệp trả thay là 3.000.000 đồng, KHÔNG VƯỢT QUÁ 15% của tổng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa gồm tiền thuê nhà) là 3.435.000 đồng. Vì thế, số tiền thuê nhà sẽ bị tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.
>> Thu nhập làm căn cứ quy đổi mới = 20.700.000 + 5.100.000 – 13.100.000 = 12.070.000 đồng.
>> Thu nhập tính thuế = (TNQĐ – 0.75)/0.85 = (12.070.000 – 750.000)/0.85 = 13.317.647 đồng (Mức thu nhập thuộc bậc 3 của biểu thuế suất thuế TNCN).
>> Số tiền thuế TNCN phải nộp vào ngân sách nhà nước = 15% x 13.317.647 – 750.000 = 1.247.647 đồng.
Câu hỏi thường gặp khi tính thuế thu nhập cá nhân lương NET
Các khoản nào được giảm trừ khi tính thuế TNCN từ lương NET?
Sau đây là một số khoản được giảm trừ khi tính thuế TNCN từ lương NET như sau:
- Khoản trừ giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 11.000.000 đồng/tháng;
- Khoản giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/tháng;
- Các khoản giảm trừ cho bảo hiểm, quỹ nhân đạo, quỹ hưu trí,…
Mức thuế TNCN áp dụng với thu nhập từ lương NET như thế nào?
Mức thuế TNCN được áp dụng với thu nhập từ lương NET dựa trên biểu thuế suất thuế TNCN gồm có 7 mức thuế gồm: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%.
Hướng dẫn cách quyết toán thuế TNCN từ lương NET ở hai nơi ra sao?
Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu một ví dụ như sau. Năm 2023, anh A có thu nhập chịu thuế ở công ty H là 45.087 triệu đồng/tháng.
Ngoài thu nhập này, từ tháng 01/2023 đến tháng 05/2024, ông còn có thu nhập khác ở công ty K là 12 triệu đồng/tháng. Công ty K cũng đã trả thay thuế TNCN cho anh A.
- Thu nhập chịu thuế năm của anh A ở công ty H là: 45.087 x 12 = 541.044 triệu đồng.
- Thu nhập tính thuế hàng tháng ở công ty K dựa trên quy đổi ở Phụ lục số 02/PL-TNCN là = (TNQĐ – 750.000)/0.85 = (12.000.000 – 750.000)/0.85 = 13.235.000 đồng.
- Thu nhập chịu thuế năm ở công ty K = 13.235.000 x 5 tháng = 66.175.000 đồng.
- Tổng thu nhập chịu thuế của anh A năm 2024 là 541.044.000 + 66.175.000 = 607.219.000 đồng.
- Thu nhập tính thuế theo tháng = (607.219.000/12) – (11.000.000 + 1.500.000) = 38.102.000 đồng.
- Theo Phụ lục số 01/PL-TNCN thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm thuộc bậc 5 = (38.102.000 x 25% – 3.250.000) x 12 tháng = 75.305.000 đồng.
Trên đây là hướng dẫn cách tính thu nhập chịu thuế từ lương NET chính xác và đơn giản nhất mà Thuế Quang Huy muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thuế TNCN hoặc có nhu cầu thuê dịch vụ quyết toán thuế TNCN thì hãy liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được tư vấn chi tiết miễn phí nhé.