Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Chủ tịch hội đồng quản trị là gì? Nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch hội đồng quản trị 

chủ tịch hội đồng quản trị là gì
Nội dung chính:

Chủ tịch hội đồng quản trị là người đứng đầu, đại diện cho Hội đồng quản trị, thể hiện cho quyền hạn của công ty và doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu xem chủ tịch hội đồng quản trị là gì, nhiệm vụ và chức năng cũng như các quy định cần biết về việc bầu chủ tịch hội đồng quản trị. 

chủ tịch hội đồng quản trị là gì
Nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch hội đồng quản trị

1. Chủ tịch hội đồng quản trị là ai? 

Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và doanh nghiệp tư nhân, bao gồm các cá nhân sau đây: 

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp, thành viên hợp danh
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị. 
  • Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc các cá nhân khác giữ chức danh quản lý được quy định trong Điều lệ công ty. 

Căn cứ theo khoản 1 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch hội đồng quản trị được bầu bởi Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng quản trị. 

Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty đại chúng và công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ công ty hoặc tổng số cổ phần không được kiêm chức Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 

Như vậy, chủ tịch hội đồng quản trị là gì có thể hiểu đơn giản là người quản lý doanh nghiệp được Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm trong số các thành viên của Hội đồng quản trị. 

chủ tịch hội đồng quản trị là ai
Định nghĩa Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì?

2. Nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch hội đồng quản trị  

2.1 Quy định về việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

Quy định về bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị theo khoản 1 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định như sau: 

  • Chủ tịch Hội đồng quản trị được bầu trong cuộc họp đầu tiên của Hội đồng quản trị, trong thời hạn kéo dài 7 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc bầu cử Hội đồng quản trị đó.
  • Cuộc họp này sẽ được triệu tập và chủ trì bởi thành viên có số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất. Nếu có nhiều hơn 1 thành viên sở hữu số phiếu bầu hoặc tỷ lệ phiếu bầu cao nhất và ngang nhau thì các thành viên sẽ tiến hành bầu theo nguyên tắc đa số để chọn ra 1 người trong số họ thực hiện triệu tập và chủ trì Hội đồng quản trị. 
khái niệm chủ tịch hội đồng quản trị
Quy định về việc bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị

2.2 Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch hội đồng quản trị

Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo khoản 3 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định như sau: 

  • Thực hiện lập kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng quản trị
  • Chuẩn bị chương trình, nội dung và tài liệu phục vụ cho cuộc họp, là người triệu tập, chủ trì và ngồi ghế chủ tọa trong cuộc họp Hội đồng quản trị. 
  • Tổ chức công việc thông qua nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị. 
  • Là chủ tọa của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
  • Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và Luật Doanh nghiệp 2020. 

2.3 Quy định về việc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Việc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị được quy định tại khoản 4 Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

  • Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt, hoặc không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì phải tiến hành ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc được quy định tại Điều lệ công ty. 
  • Trong trường hợp không có người được ủy quyền, hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, đang chấp hành án phạt tù, bị tạm giam hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ quan cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự, gặp khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc thực hiện các công việc nhất định, thì các thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị phải tiến hành bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên tán thành, cho đến khi có quyết định mới từ Hội đồng quản trị. 
quy định về chủ tịch hội đồng quản trị
Quy định về việc ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản trị

3. Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị 

Trong doanh nghiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị chính là chức vụ cao nhất của công ty (nếu không có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc). Chủ tịch Hội đồng quản trị có 4 vai trò quan trọng như sau:

  • Đảm nhiệm về mặt truyền thông: Là cá nhân kết nối nội bộ trong công ty với nhau, đồng thời kết nối công ty với các vấn đề khác phát sinh bên ngoài. 
  • Có thẩm quyền ra quyết định: Là người chủ trì và góp sức vào việc quyết định các chiến lược, chính sách mang đến lợi ích cho công ty và các nhân viên trong doanh nghiệp. 
  • Thực hiện hoạt động lãnh đạo: Là chức vụ cao nhất dẫn dắt đội ngũ cán bộ quản lý công ty và là nguồn động lực to lớn cho các nhân viên trong doanh nghiệp. 
  • Có trách nhiệm quản trị: Chịu trách nhiệm về các hoạt động thường xuyên của công ty và chịu trách nhiệm với các quyết định được đưa ra của mình. 

Vai trò chủ yếu trong 4 vai trò cơ bản nêu trên của Chủ tịch Hội đồng quản trị là vai trò lãnh đạo, chịu trách nhiệm truyền thông và đưa ra quyết định. Còn vai trò quản trị sẽ có sự thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, ở giai đoạn đầu khi công ty mới thành lập còn gặp nhiều khó khăn, vai trò quản trị của Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ được thể hiện rõ nét hơn. Ngược lại, khi công ty đã hoạt động ổn định thì vai trò này lại được chuyển giao sang cho ban điều hành. 

Vai trò quan trọng nhất của Chủ tịch Hội đồng quản trị là đảm bảo thể hiện được sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, thông qua cách tổ chức, thực hiện và điều hành các cuộc họp. Chủ tịch Hội đồng quản trị đóng vai trò là trung tâm của công ty, trực tiếp làm việc với Tổng giám đốc, Giám đốc, đồng thời là người thống nhất ý kiến của các thành viên Hội đồng quản trị, hạn chế các tranh chấp phát sinh giữa thành viên Hội đồng quản trị với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. 

vai trò chủ tịch hội đồng quản trị là gì
Vai trò của Chủ tịch Hội đồng quản trị

Trên đây là toàn bộ các thông tin trả lời cho câu hỏi Chủ tịch Hội đồng quản trị là gì, nghĩa vụ và vai trò đối với doanh nghiệp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến chức vụ này, liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được giải đáp sớm nhất. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây: 

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là hai lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Dù có sự khác biệt về phương pháp và mục đích, cả hai đều hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xử lý các thông tin […]

Các loại kế toán doanh nghiệp

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản thuế nộp chậm sẽ phải đối mặt với các khoản phạt và lãi suất phát sinh trên số tiền thuế chậm nộp. Nếu không xử lý kịp thời, khoản phạt này sẽ tiếp tục tích lũy, gây ra gánh nặng tài chính không nhỏ. Do đó, việc […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!