Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ, điện tử và sản xuất chất bán dẫn. Trong năm 2023, cac doanh nghiệp này đã nộp ngân sách nhà nước 18,3 tỷ USD, chiếm khoảng 25,4% tổng thu ngân sách(1). Đồng thời, trong bối cảnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu hút dòng tiền đầu tư từ các doanh nghiệp FDI đạt 15,19 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm qua(2).
Vậy doanh nghiệp FDI là gì? Vai trò và điều kiện thành lập của loại hình doanh nghiệp này như thế nào? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu chi tiết để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp này.
Văn bản pháp luật quy định về doanh nghiệp FDI:
- Luật đầu tư 2020 – Hệ thống các điều luật doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP – Hướng dẫn chi tiết về thi hành các điều khoản của Luật đầu tư.
Tổng quan về loại hình doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò then chốt trong việc thu hút vốn, công nghệ, và tri thức từ nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về loại hình doanh nghiệp FDI là gì, mời bạn tham khảo nội dung sau đây.
FDI là gì?
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment có ý nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là thuật ngữ trong kinh doanh quốc tế, chỉ các hoạt động đầu tư từ nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp hoặc dự án tại một quốc gia khác. FDI đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao công nghệ, tạo việc làm, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho quốc gia nhận đầu tư.
Doanh nghiệp FDI là gì?
Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp có sự tham gia đầu tư của cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Doanh nghiệp FDI bao gồm 2 loại chính:
- Doanh nghiệp sở hữu 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức trong nước theo hình thức vốn góp
Tại Việt Nam có thể kể đến các doanh nghiệp FDI có quy mô và vốn đầu tư lớn như: Honda, Samsung Electronics, Unilever, Vietsovpetro, Suntory Pepsico.
Đặc điểm của doanh nghiệp FDI
Sau khi nắm rõ về doanh nghiệp FDI là gì, chúng ta sẽ đi sâu vào những đặc điểm nổi bật để phân biệt loại hình này với các loại hình doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp FDI có một số đặc trưng quan trọng như sau:
- Hình thức đầu tư:
- Doanh nghiệp được thành lập với 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Công ty nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam.
- Hợp tác theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) – thỏa thuận giữa các nhà đầu tư nhằm chia sẻ lợi nhuận mà không cần thành lập doanh nghiệp mới.
- Hình thức tổ chức:
- Đa dạng hình thức như: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, và công ty hợp danh.
- Quyền và nghĩa vụ:
- Tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam.
- Được hưởng các chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế và hỗ trợ đầu tư từ chính phủ.
- Mục đích:
- Hợp tác và phát triển lâu dài, mở rộng thị trường kinh doanh đa quốc gia.
- Tìm kiếm lợi nhuận và nâng cao vị thế trong các lĩnh vực kinh doanh.
Vai trò của doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể:
- Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, nâng cao năng suất lao động. Qua đó, góp phần tăng trưởng GDP và tăng thu ngân sách nhà nước, giúp cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ công.
- Nâng cao thu nhập và giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ và sản xuất.
- Cạnh tranh tích cực với các doanh nghiệp nội địa, từ đó thúc đẩy cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực kinh doanh. Mô hình hoạt động chuyên nghiệp của doanh nghiệp FDI cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và cải thiện quy trình vận hành, tạo ra giá trị gia tăng cho toàn bộ nền kinh tế.
Các loại hình đầu tư nước ngoài FDI
Hiện nay, các loại hình FDI ngày càng đa dạng, mỗi loại mang lại những đặc điểm và lợi ích riêng. Hiểu rõ các loại hình đầu tư này sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội và tối ưu hóa chiến lược đầu tư. Dưới đây là thông tin tổng quan về các loại hình đầu tư nước ngoài phổ biến tại Việt Nam.
Đầu tư FDI theo chiều ngang
Đầu tư FDI theo chiều ngang là hình thức đầu tư phổ biến, trong đó nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào một công ty nước ngoài hoạt động trong cùng ngành nghề với doanh nghiệp mà họ sở hữu hoặc quản lý. Hình thức này cho phép hai doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tương tự, giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển chung.
Ví dụ: Một công ty sản xuất phụ tùng ô tô Nhật Bản đầu tư vào một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam. Điều này không chỉ tăng cường năng lực sản xuất của cả hai bên mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí.
Đầu tư FDI theo chiều dọc
Đầu tư FDI theo chiều dọc là hình thức đầu tư mà doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào chuỗi cung ứng thuộc các giai đoạn trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm. Khác với FDI theo chiều ngang, nơi các doanh nghiệp đầu tư vào cùng một ngành nghề, FDI chiều dọc cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Ví dụ: Công ty sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tư vào một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam. Qua đó, công ty Nhật Bản không chỉ cung cấp linh kiện cho sản phẩm của mình mà còn kiểm soát chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
Đầu tư FDI tập trung
Khác với các hình thức FDI chiều ngang hoặc chiều dọc, FDI tập trung không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực cụ thể, mà mở rộng ra nhiều lĩnh vực, tạo nên một mạng lưới đầu tư đa dạng. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp đó tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro, vì khi một lĩnh vực gặp khó khăn, các lĩnh vực khác vẫn có thể bù đắp cho thiệt hại.
Ví dụ: Tập đoàn nước ngoài về sản xuất linh kiện ô tô có thể đầu tư vào cả ngành công nghệ thông tin, sản xuất chế biến thực phẩm và dịch vụ tài chính trong cùng một thời điểm.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Để đảm bảo quá trình đầu tư tại Việt Nam được diễn ra thuận lợi, các nhà đầu tư nước ngoài cần nắm rõ những điều kiện và quy định pháp lý cần thiết. Vậy điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI là gì? Dưới đây là 4 điều kiện chính:
Được thành lập hoặc có sự tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Theo khoản 19 điều 3 của Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa là cá nhân mang quốc tịch nước ngoài hoặc tổ chức được thành lập theo pháp luật của nước ngoài, thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Kinh doanh ngành, nghề hợp pháp tại Việt Nam
Để được công nhận là doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, các doanh nghiệp không được phép hoạt động trong các ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư 2020, bao gồm:
- Kinh doanh ma túy, theo quy định trong Phụ lục I của Luật Đầu tư.
- Kinh doanh các hóa chất và khoáng sản, được nêu rõ trong Phụ lục II của Luật Đầu tư.
- Kinh doanh các mẫu vật của động thực vật hoang dã có nguồn gốc từ thiên nhiên và thuộc nhóm động, thực vật và thủy sản nguy cấp theo Phụ lục III của Luật đầu tư.
- Kinh doanh mại dâm và các hoạt động liên quan đến mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người hoặc bào thai.
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
- Kinh doanh pháo nổ và các dịch vụ đòi nợ.
Thực hiện thủ tục xin cấp/ điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Để hợp pháp hóa hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, bạn cần thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư đã quy định tại điểm c khoản 1 Điều 22 của Luật Đầu tư 2020. Ngoài ra, Điều 39 của luật này cũng xác định rõ cơ quan có thẩm quyền mà các chủ doanh nghiệp có thể liên hệ để xin cấp hoặc điều chỉnh loại giấy phép trên.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân hoặc tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hồ sơ này sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự kiến đặt trụ sở chính. Khi hoàn tất quy trình này, doanh nghiệp sẽ chính thức trở thành doanh nghiệp FDI.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
Thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cần phải tuân thủ quy định pháp lý cụ thể tùy thuộc vào hình thức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp. Quy trình thực hiện và các yêu cầu về hồ sơ thành lập doanh nghiệp FDI là gì sẽ được nêu rõ trong phần sau.
Thành lập doanh nghiệp FDI có 100% vốn nước ngoài (đầu tư trực tiếp)
Bước 1: Đăng ký thông tin dự án lên Hệ thống Thông tin Quốc gia về Đầu tư
Thực hiện đăng ký thông tin dự án trực tuyến trên tại website: https://fdi.gov.vn. Sau khi nộp hồ sơ giấy, nhà đầu tư sẽ nhận tài khoản để theo dõi tiến độ xử lý và mã số dự án thông qua hệ thống này.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được mã số dự án, bạn cần nộp hồ sơ giấy xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư. Trong vòng 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ đủ điều kiện bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, hoặc thông báo lý do từ chối và hướng dẫn bổ sung.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản đề xuất dự án với các thông tin liên quan đến nhà đầu tư, mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư, phương án huy động, địa điểm, thời gian và tiến độ, nhu cầu lao động, ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động và hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
Bước 3: Gửi hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp.
Khi đã có Giấy chứng nhận Đăng ký Đầu tư, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp và mã số thuế, đồng thời tiến hành khắc dấu công ty.
*Lưu ý: Đối với doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần Nộp hồ sơ xin Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương
Bước 4: Thực hiện góp vốn
Nhà đầu tư nước ngoài cần mở tài khoản và thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp.
Bước 5: Hoàn thiện các thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi công ty được thành lập, nhà đầu tư cần hoàn tất các thủ tục như đăng ký tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế, phát hành hóa đơn và các thủ tục liên quan khác.
Thành lập công ty Việt Nam sau đó chuyển nhượng vốn (đầu tư gián tiếp)
Đây là hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong tổ chức kinh tế đã thành lập tại Việt Nam. Lựa chọn phương pháp này, bạn cần phải thỏa điều kiện về chuyển nhượng trong doanh nghiệp FDI được quy định tại điều 24, Luật đầu tư 2020 và thực hiện theo hướng dẫn sau đây.
- Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp hoặc cổ phần
Nhà đầu tư cần nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp có trụ sở để đăng ký góp vốn hoặc mua cổ phần, đặc biệt khi muốn sở hữu 100% vốn.
Trong vòng 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ thông báo cho nhà đầu tư về việc chấp thuận. Nếu không đủ điều kiện, Sở sẽ cung cấp lý do cụ thể và hướng dẫn doanh nghiệp chỉnh sửa bổ sung.
- Bước 2: Thực hiện thay đổi thông tin về nhà đầu tư trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi được chấp thuận, bạn cần thực hiện thủ tục thay đổi thông tin về cổ đông hoặc thành viên – là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn/ mua cổ phần trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Việc thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gặp nhiều thách thức do hệ thống pháp luật phức tạp. Để đảm bảo quá trình thành lập công ty diễn ra theo đúng kế hoạch, tiết kiệm chi phí, doanh nghiệp có thể nhờ đến sự giúp sức của các đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín. Điều này giúp các nhà đầu tư nắm vững các quy trình cần thiết và cơ hội để tiếp cận các chính sách ưu đãi từ nhà nước.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp FDI trọn gói tại Thuế Quang Huy
Thuế Quang Huy tự hào là đơn vị uy tín với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, thuế và kế toán trên toàn quốc. Đặc biệt với, doanh nghiệp nước ngoài chúng tôi. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, chúng tôi cung cấp các dịch vụ chuyên biệt nhằm hỗ trợ nhà đầu tư vượt qua những rào cản pháp lý và nắm bắt các thông tin ưu đãi của nhà nước, nhanh chóng thiết lập hoạt động kinh doanh.
Đội ngũ của chuyên viên lâu năm trong nghề của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, cam kết đưa tới khách hàng các dịch vụ chất lượng như sau:
- Đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về pháp luật về thành lập doanh nghiệp, nghiệp vụ thuế và kế toán.
- Tối ưu hóa quy trình thành lập và quản lý doanh nghiệp, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí liên quan.
- Cung cấp dịch vụ cá nhân hóa tùy chỉnh để phù hợp với tình hình và mục tiêu của từng khách hàng.
- Hoàn thành mọi thủ tục theo đúng thời gian quy định, giúp khách hàng yên tâm và tránh được các rủi ro pháp lý.
- Hỗ trợ khách hàng 24/7, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động.
- Cam kết bảo mật thông tin và dữ liệu của khách hàng được bảo mật tuyệt đối, ngay cả khi kết thúc sử dụng dịch vụ.
Mời bạn tham khảo chi phí thành lập doanh nghiệp FDI trọn gói tại Thuế Quang Huy trong bảng sau:
Loại dịch vụ | Khu vực | Chi phí (đ) | Thời gian |
Thành lập doanh nghiệp FDI theo hình thức gián tiếp (vốn góp, chuyển nhượng) | Miền Nam | 15.000.000 | 20 – 25 ngày |
Miền Trung | 23.000.000 | ||
Miền Bắc | 23.000.000 | ||
Thành lập doanh nghiệp FDI theo hình thức trực tiếp (100% vốn đầu tư nước ngoài) | Miền Nam | 30.000.000 | 40 – 45 ngày |
Miền Trung | 25.000.000 | ||
Miền Bắc | 30.000.000 |
Trên đây là bảng giá tham khảo, chi phí sẽ có thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu và nguồn lực của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn của Thuế Quang Huy để nhận được báo giá chính xác.
Câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp FDI là gì
Thành lập doanh nghiệp FDI có cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Có, thành lập doanh nghiệp FDI bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, ngoại trừ các trường hợp thuộc Điều 67 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
Có mấy cách phân loại vốn đầu tư FDI?
Có 7 cách phân loại vốn đầu tư FDI dưới đây:
- Loại hình dự án và hình thức hợp tác
- Ngành công nghiệp
- Quốc gia đầu tư
- Địa điểm đầu tư dự án
- Cách thức góp vốn
- Mục tiêu đầu tư
- Số vốn đầu tư
Các loại hình thức đầu tư để thành lập doanh nghiệp FDI là gì?
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua 4 hình thức đầu tư chính sau đây:
- Thành lập doanh nghiệp với tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài từ 1% đến 100%
- Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong công ty Việt Nam
- Tiến hành thực hiện dự án đầu tư mới
- Đầu tư qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Đầu tư FDI với đầu tư FPI có giống nhau không?
Không giống nhau, FDI là đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp, cho phép nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát và tham gia vào quản lý doanh nghiệp đó. Ngược lại, FPI là đầu tư gián tiếp thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu mà không tham gia vào quản lý, chỉ nhằm mục đích sinh lời. Điểm khác biệt chính là FDI đi kèm quyền quản lý, còn FPI chỉ tập trung vào lợi nhuận tài chính.
Tóm lại, doanh nghiệp FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn, công nghệ và tri thức từ nước ngoài vào Việt Nam. Qua đó, nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh trên trường Quốc tế. Ngoài ra, việc hiểu rõ khái niệm và các hình thức của doanh nghiệp FDI sẽ giúp các nhà đầu tư tận dụng tốt hơn những cơ hội phát triển tại thị trường Việt Nam.
Hy vọng qua bài chia sẻ trên của Thuế Quang Huy, bạn đã nắm rõ được các khái niệm về doanh nghiệp FDI là gì? và các quy phạm pháp luật, quy trình, thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu có bất kỳ thắc mắc trong lĩnh vực này hãy thoải mái liên hệ với đội ngũ chuyên viên của chúng tôi để được tư vấn miễn phí nhé.
*Nguồn tham khảo:
(1): https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-fdi-dong-gop-gi-cho-kinh-te-viet-nam-20240716110819828.htm
(2): https://laodong.vn/kinh-doanh/ky-vong-dau-tu-fdi-dat-40-ti-usd-cu-huych-rat-lon-cho-nen-kinh-te-1364449.ldo