Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm và các loại doanh nghiệp nhà nước

thế nào là doanh nghiệp nhà nước
Nội dung chính:

Doanh nghiệp nhà nước là gì? Đặc điểm, hình thức kinh doanh, cơ cấu tổ chức và thủ tục thành lập của doanh nghiệp nhà nước như thế nào? Trong bài viết này, Thuế Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này!

I. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước

Theo Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Thế nhưng, kể từ ngày 01/01/2021 (thời điểm Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực) khái niệm Doanh nghiệp nhà nước đã được thay đổi.

Theo Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.

Ngoài ra, tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng đã quy định rất cụ thể về loại hình doanh nghiệp nhà nước như sau:

Điều 88. Doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Nếu nhà nước nắm 100% vốn cổ phần thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nhà nước 1 chủ. Doanh nghiệp nhà nước nhiều chủ nếu nhà nước có vốn góp, cổ phần có tỷ lệ chiếm từ 50% – dưới 100% vốn điều lệ.

 

khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là gì?

II. Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

1. Chủ đầu tư

Chủ đầu tư là nhà nước 100% hoặc nhà nước hợp tác cùng với các cá nhân, tổ chức khác.

Nếu nhà nước là chủ đầu tư duy nhất thì nhà nước có quyền quyết định hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp. Bao gồm các quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp.

2. Hình thức doanh nghiệp

  • Nếu nhà nước giữ 100% vốn thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH 1 thành viên.
  • Nếu nhà nước giữ trên 50% vốn được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 thì hình thức doanh nghiệp sẽ là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Xem thêm: 

3. Sở hữu vốn

Nhà nước có thể sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc 50% – dưới 100% (vốn góp chi phối) căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

4. Trách nhiệm tài sản

Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp đó. Nhà nước chịu trách nhiệm với doanh nghiệp hữu hạn trong phạm vi vốn góp của nhà nước.

5. Tư cách pháp lý

đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, bởi vì:

  • Doanh nghiệp nhà nước độc lập khi thực hiện các giao dịch, hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp nhà nước chịu trách riêng với tài sản của doanh nghiệp đó, bao gồm: tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, tài sản hình thành từ hoạt động sản xuất – kinh doanh, khoản hỗ trợ,…
  • Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, không phụ thuộc mệnh lệnh nhà nước, chịu tác động bởi các Quy luật cạnh tranh.

6. Ngành nghề kinh doanh

 Doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề then chốt, mang tính quyết định, độc quyền:

  • Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện quy mô lớn có đa mục tiêu,
  • Hệ thống tải điện quốc gia,
  • In, đúc vàng, tiền,
  • Xổ số kiến thiết,
  • ….

III. Phân loại doanh nghiệp nhà nước

1. Phân loại theo hình thức tổ chức doanh nghiệp

Theo Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp nhà nước bao gồm những hình thức tổ chức sau:

  • Công ty nhà nước: Là doanh nghiệp có vốn điều lệ 100% từ nhà nước. Đây là hình thức công ty/ tổng công ty nhà nước độc lập.
  • Công ty TNHH nhà nước 1 thành viên: là hình thức công ty do vốn nhà nước 100% nhưng là tổ chức quản lý.
  • Công ty cổ phần: Là hình thức công ty có vốn điều lệ từ 50% cho đến dưới 100%. Nhà nước nắm quyền chi phối doanh nghiệp.
các loại hình doanh nghiệp nhà nước
Phân loại doanh nghiệp dựa vào hình thức tổ chức.

2. Phân loại theo nguồn vốn

Đối với doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ từ nhà nước tại Điểm a Khoản 1:

  • Công ty TNHH 1 thành viên có 100% vốn điều lệ của nhà nước là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
  • Công ty TNHH 1 thành viên là công ty độc lập có vốn 100% do nhà nước nắm giữ.

Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng các cổ phần tại Điểm b Khoản 1:

  • Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên do nhà nước nắm giữ tổng cổ phần, trên 50% vốn điều lệ có quyền biểu quyết là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ của tập đoàn kinh tế.
  • Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên do nhà nước nắm giữ tổng cổ phần, trên 50% vốn điều lệ độc lập, có quyền biểu quyết.
đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Phân loại doanh nghiệp nhà nước dựa vào nguồn vốn.

3. Phân loại theo mô hình tổ chức quản lý

Cơ quan đại diện doanh nghiệp nhà nước tổ chức quản lý dưới hình thức công ty TNHH 1 thành viên theo mô hình sau đây:

  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Chủ tịch công ty, Ban kiểm soát;
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát.

Mọi hoạt động điều hành, quản lý, kiểm soát lợi nhuận, nguồn vốn của doanh nghiệp đều thuộc quyền quản lý của nhà nước. Do đó, hình thức này không mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ được hưởng nhiều phúc lợi liên quan đến thuế, tài chính, pháp luật.

IV. So sánh doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu chí Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân 
Chủ sở hữu
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm trên 50% – dưới 100% vốn điều lệ, tổng cổ phần với quyền biểu quyết.
  • Do cá nhân, tổ chức làm chủ sở hữu (bao gồm cả cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước);
  • Doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng cổ phần với quyền biểu quyết.
Hình thức tồn tại
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên.
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty TNHH 2 thành viên;
  • Doanh nghiệp tư nhân;
  • Công ty hợp danh.
Quy mô Quy mô lớn theo hình thức công ty mẹ – con, tập đoàn kinh tế. Quy mô đa dạng, phổ biến là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngành nghề hoạt động  Doanh nghiệp nhà nước hoạt động ở các lĩnh vực, ngành nghề then chốt, mang tính quyết định, độc quyền:

  • Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện quy mô lớn có đa mục tiêu,
  • Hệ thống tải điện quốc gia,
  • In, đúc vàng, tiền,
  • Xổ số kiến thiết,
  • Hoạt động trong phạm vi các ngành nghề quy định của pháp luật tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
  • Không được phép kinh doanh các ngành nghề độc quyền, then chốt dành cho doanh nghiệp nhà nước.

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về doanh nghiệp nhà nước. Nếu bạn đang quan tâm đến hình thức kinh doanh này, hãy liên hệ với Thuế Quang Huy theo thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết!

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn FDI đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, với vốn thực hiện tăng 7,1%(1). Những tín hiệu tích cực này […]

giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ với dự báo tăng trưởng tăng dần lên 6,0%(1) vào năm 2025, kéo theo nhu cầu chuyển nhượng cổ phần và góp vốn mở rộng kinh doanh. Khi tham gia các hoạt động đầu tư, bạn cần nắm rõ các văn bản […]

Phần mềm kế toán online

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, phần mềm kế toán online đã trở thành giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách linh hoạt và hiệu quả. Với khả năng truy cập từ xa, các phần mềm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu […]

tư cách pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp và việc nắm rõ tư cách pháp nhân giúp cá nhân, tổ chức đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hạn chế rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ […]

Báo cáo thuế là gì?

Thực hiện báo cáo thuế là nghiệp vụ quan trọng của kế toán viên và được thực hiện theo định kỳ. Bằng cách tổng hợp chính xác các số liệu tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý mà tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!