Thị trường doanh nghiệp tại Việt Nam đang ghi nhận sự phục hồi và tăng trưởng ấn tượng, với số lượng doanh nghiệp mới được thành lập trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp mới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-TTg về kế hoạch cải cách một số thủ tục hành chính liên quan.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tuân thủ các quy định về giấy phép kinh doanh, dẫn đến nhiều trở ngại trong công tác quản lý.
Vậy giấy phép kinh doanh là gì? Đâu là điểm khác biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng này cũng như thông tin đến bạn các quy định về giấy phép kinh doanh, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho quá trình khởi nghiệp.
Giấy phép kinh doanh là gì?
Định nghĩa giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh, hay còn gọi là giấy phép con (tên tiếng Anh: Business license), là một loại giấy tờ pháp lý được cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện hoạt động kinh doanh trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Công ty khi mới thành lập bắt buộc phải sở hữu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh.

Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP, quy đinh về giấy phép kinh doanh có thể xuất hiện dưới các hình thức như: giấy phép, văn bản xác nhận, hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, tùy thuộc vào quy định về ngành nghề nhất định.
Giấy phép kinh doanh sẽ giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của lĩnh vực đặc thù và là cơ sở để Nhà nước dễ dàng quản lý và kiểm soát môi trường kinh doanh.
Ví dụ, công ty ABC có xưởng sản xuất bánh kẹo cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), giấy phép Phòng cháy chữa cháy (PCCC), giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm (nếu muốn xuất nhập khẩu bánh kẹo).
Đặc điểm của giấy phép kinh doanh
Dưới đây là một số đặc điểm chính của giấy phép con, để giúp bạn hiểu rõ hơn giấy phép kinh doanh là gì:
- Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để công nhận doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt động kinh doanh trong các ngành nghề nhất định.
- Là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý kiểm soát và quản lý các hoạt động kinh doanh, đảm bảo tuân thủ nghĩa vụ thuế.
- Là bằng chứng pháp lý chứng minh quyền hoạt động của công dân, tổ chức kinh doanh, thể hiện sự cho phép và công nhận của Nhà nước.
- Đối với các ngành nghề có điều kiện, giấy phép kinh doanh cũng đóng vai trò như giấy xác nhận đủ điều kiện buôn bán, sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
- Giấy phép kinh doanh cho phép công ty xuất hóa đơn đỏ, thể hiện tư cách pháp nhân, mở rộng cơ hội phát triển, thúc đẩy hợp tác với các đối tác và nhận được các ưu đãi từ phía Nhà nước như hỗ trợ vốn, khấu trừ thuế.

Các loại giấy phép kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Đối với các lĩnh vực đặc thù, yêu cầu các loại giấy phép con khác nhau để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các quy định về an toàn, môi trường, và quản lý trong quá trình kinh doanh. Mỗi loại giấy phép này được cấp bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương hoặc Trung ương.
Dưới đây là danh sách những loại giấy phép phổ biến của các ngành nghề và nơi cấp giấy phép kinh doanh:
Loại giấy phép |
Ngành nghề yêu cầu |
Nơi cấp giấy phép |
Giấy chứng nhận PCCC | Nhà hàng, khách sạn, quán karaoke, cửa hàng xăng dầu,… | Cục Phòng cháy chữa cháy |
Giấy chứng nhận VSATTP | Dịch vụ ăn uống, sản xuất, chế biến thực phẩm | Bộ Y tế, Bộ Công thương hoặc Bộ NN&PTNT |
Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa | Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa | Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) |
Giấy phép kinh doanh vận tải | Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô | Sở Giao thông vận tải |
Giấy phép kinh doanh bán buôn, bán lẻ rượu | Kinh doanh rượu | Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự | Dịch vụ bảo vệ, dịch vụ lưu trú, tiệm cầm đồ | Công an địa phương |
Giấy chứng nhận đủ điều kiện môi trường | Cơ sở sản xuất công nghiệp | Sở Tài nguyên và Môi trường |
Giấy phép kinh doanh phòng khám | Kinh doanh phòng khám đa khoa, chuyên khoa, vật lý trị liệu, y học cổ truyền,… | Sở Y tế |
Giấy phép xuất khẩu lao động | Dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài | Bộ Lao động Thương binh & Xã hội |
Giấy phép hoạt động in ấn | Dịch vụ in ấn, xuất bản ấn phẩm | Cục Xuất bản thuộc Sở Thông tin và truyền thông |
Lưu ý: Quy trình cấp giấy phép kinh doanh có thể tương đối phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ nghiêm các quy định về giấy phép kinh doanh. Nếu bạn có thắc mắc về các loại giấy phép con, đừng ngần ngại liên hệ Thuế Quang Huy để được tư vấn từ chuyên gia.
Thời hạn giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh có điều kiện (giấy phép con) sẽ có thời hạn, và thời gian cụ thể phụ thuộc vào từng ngành nghề và loại giấy phép kinh doanh khác nhau. Ví dụ, giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng có thời hạn là 5 năm, trong khi giấy phép kinh doanh cho các hoạt động mua bán thực phẩm chỉ có thời hạn là 2 năm.
Một số loại giấy phép khác có thời hạn như sau:
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Sở y tế hoặc phòng y tế cấp có hiệu lực 3 năm, tính từ ngày hết hạn của giấy chứng nhận trước đó, với điều kiện nộp hồ sơ đăng ký lại trước 6 tháng.
- Giấy cam kết bảo vệ môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng Tài nguyên và môi trường) cấp có hiệu lực 3 năm đối với các cơ sở kinh doanh hóa chất độc hại và 5 năm đối với các cơ sở không kinh doanh các loại hóa chất độc hại theo quy định.
Sau khi hết thời hạn của giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp có thể phải cập nhật thông tin và gia hạn giấy phép để tiếp tục hoạt động hợp pháp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tên tiếng Anh: Enterprise Registration Certificate – ERC) là văn bản chứng nhận bằng giấy hoặc điện tử, ghi lại các thông tin quan trọng về việc đăng ký thành lập và hoạt động của một tổ chức kinh doanh.
Theo quy định Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy chứng nhận được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp sau khi hoàn thành các thủ tục đăng ký ban đầu.

Chủ doanh nghiệp cần hoàn thành đầy đủ các thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để đảm bảo công ty được hình thành và phát triển trong khuôn khổ pháp luật. Tài liệu này đóng vai trò xác nhận sự tồn tại pháp lý của doanh nghiệp, và là cơ sở giúp cho các bên liên quan như khách hàng, nhà đầu tư có thể xác định và tin tưởng vào năng lực và uy tín của doanh nghiệp.
Ví dụ: Ông A và bà B quyết định thành lập công ty TNHH 2 thành viên Xây dựng XYZ có trụ sở tại Quận 1, TPHCM. Họ cần nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM. Sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chấp nhận hồ sơ, công ty XYZ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định rõ, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh. Để giúp bạn dễ dàng phân biệt giữa hai loại văn bản pháp lý quan trọng này, Thuế Quang Huy đã tổng hợp một bảng so sánh các đặc điểm chi tiết của từng loại giấy tờ dưới đây:
Tiêu chí |
Giấy phép kinh doanh |
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp |
Ý nghĩa pháp lý |
|
|
Điều kiện cấp | Đáp ứng các điều kiện kinh doanh của ngành nghề như: cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề, vốn điều lệ, vốn pháp định, người đại diện theo pháp luật, chất lượng dịch vụ, v.v. | Đảm bảo các yêu cầu về: hồ sơ đăng ký, ngành nghề kinh doanh, tên doanh nghiệp hợp pháp và nộp đủ lệ phí đăng ký cho Nhà nước. |
Cơ quan cấp phép | Các cơ quan chức năng như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông, v.v. | Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh, thành phố, nơi đặt trụ sở chính công ty. |
Thời hạn hiệu lực |
Ví dụ: Thời hạn của giấy phép VSATTP là 3 năm, giấy phép bán buôn bán lẻ rượu là 5 năm. |
Vô thời hạn, tùy theo khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. |
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh
Để xin giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp bởi cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh tại các cơ quan quản lý ban, ngành, tuân thủ các quy định cụ thể của từng ngành nghề.
Cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu chi tiết về quy trình cấp phép kinh doanh sau đây.
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp
Quy trình thành lập doanh nghiệp bao gồm ba bước đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết, gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân (CCCD/CMND/hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật.
- Văn bản ủy quyền với trường hợp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn có thể nộp thông qua một trong ba cách sau:
- Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa – Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Gửi qua bưu điện tới Phòng Đăng ký kinh doanh.
- Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận hồ sơ kèm ngày hẹn trả kết quả.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan sẽ gửi cho bạn thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.
- Trong trường hợp kinh doanh ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp sẽ cần bổ sung các giấy phép kinh doanh cần thiết để có thể chính thức hoạt động hợp pháp. Cùng tìm hiểu thủ tục xin giấy phép con ở ngay dưới đây.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện
Sau khi đã có giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp, bạn có thể tiến hành xin giấy phép kinh doanh theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với mỗi ngành nghề có điều kiện, hồ sơ xin giấy phép kinh doanh sẽ yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.
- Giấy tờ pháp lý của người đứng đầu doanh nghiệp, thành viên góp vốn, hoặc cổ đông sáng lập.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty thể hiện phương án hoạt động cụ thể.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của từng ngành nghề cụ thể.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn đem nộp đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép con tại các cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với ngành nghề kinh doanh liên quan.
Lưu ý rằng, mỗi lĩnh vực và quy mô kinh doanh đều có cơ quan tiếp nhận hồ sơ khác nhau. Do đó, chủ doanh nghiệp cần tham khảo các văn bản pháp luật liên quan hoặc tư vấn từ chuyên gia để nắm rõ nơi nộp hồ sơ phù hợp nhất.
Giả sử để mở một nhà hàng tại Quận 1, TPHCM, bạn cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP và PCCC. Cụ thể bạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP/PCCC.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn.
- Giấy chứng nhận hoàn thành khóa tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên.
- Sơ đồ thiết kế mặt bằng của nhà hàng và khu vực chế biến.
- Danh mục các trang thiết bị, dụng cụ chế biến, bảo quản và phương tiện vận chuyển thực phẩm của cơ sở.
- Hồ sơ thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy.
- Danh mục các thiết bị PCCC hiện có của nhà hàng.
Sau đó, bạn nộp hồ sơ xin cấp phép VSATTP tại Sở Y tế hoặc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và hồ sơ xin cấp phép PCCC tại Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ của Công an, thuộc tỉnh/thành phố nơi nhà hàng hoạt động.
Bước 3: Nhận giấy phép kinh doanh
Trong thời hạn quy định (thường là từ 15-30 ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ và thẩm định cơ sở kinh doanh (nếu cần thiết).
- Nếu cơ sở kinh doanh của bạn đã đáp ứng tất cả các điều kiện, cơ quan sẽ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối và hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
- Việc nhận giấy phép kinh doanh chính là bước cuối cùng, cho phép doanh nghiệp chính thức hoạt động trong ngành nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nhân vẫn gặp khó khăn trong quá trình xin cấp phép kinh doanh, do nhiều quy định phức tạp và yêu cầu chặt chẽ của cơ quan quản lý. Để hỗ trợ quý doanh nghiệp vượt qua những trở ngại này, Thuế Quang Huy cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chuyên nghiệp và nhanh chóng. Liên hệ để tư vấn ngay!
Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Thuế Quang Huy
Giới thiệu tổng quan về Thuế Quang Huy
Thuế Quang Huy là đơn vị hàng đầu với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, am hiểu sâu sắc về các thủ tục pháp lý và quy định hiện hành, cam kết sẽ mang đến giải pháp toàn diện cho Quý khách.
Đặc biệt, dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Thuế Quang Huy luôn đảm bảo thời gian xử lý nhanh chóng, chính xác với chi phí hợp lý. Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm, quy trình linh hoạt từ khâu chuẩn bị hồ sơ đến khi nhận giấy phép, giúp doanh nghiệp khởi nghiệp thuận lợi và đi vào hoạt động hiệu quả.
Chi phí và thời gian hoàn thành dịch vụ
Tại Thuế Quang Huy, chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ làm giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mức chi phí cạnh tranh và thời gian hoàn thành nhanh chóng, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
- Đối với dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chi phí trọn gói 1.500.000 đồng, với thời gian xử lý từ 3-5 ngày làm việc. Quy trình được thực hiện nhanh gọn, chính xác, giúp doanh nghiệp sớm đi vào hoạt động.
- Đối với dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, chi phí từ 4.000.000 đồng (tùy loại giấy phép), với thời gian hoàn thành từ 10-15 ngày làm việc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng từ khâu chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ đến khi nhận được giấy chứng nhận, đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện đúng quy trình và hiệu quả nhất.

Chúng tôi luôn nỗ lực mang đến sự hài lòng tuyệt đối và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Liên hệ chúng tôi qua Hotline để nhận tư vấn và báo giá chi tiết!
Một số câu hỏi thường gặp về giấy phép kinh doanh
Giấy phép kinh doanh có phải là giấy chứng nhận ĐKKD không?
Giấy phép kinh doanh không phải là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này được quy định rõ tại Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
- Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản ghi lại thông tin đăng ký doanh nghiệp, do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp.
- Giấy phép kinh doanh là cơ sở pháp lý cho phép cá nhân hoặc tổ chức hoạt động kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện nhất định.
Như vậy, hai loại giấy tờ này có mục đích và chức năng khác nhau trong việc quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi nào cần giấy phép kinh doanh?
Giấy phép kinh doanh là cần thiết khi cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Theo quy định pháp luật hiện hành, cá nhân và doanh nghiệp được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Tuy nhiên, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc đăng ký doanh nghiệp, cần phải có giấy phép kinh doanh (giấy phép con). Bạn có thể tra cứu danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại đây.
Tôi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng có không giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp tôi có thể hoạt động được hay không?
Doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động nếu ngành nghề kinh doanh không có điều kiện, chỉ cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện, bạn bắt buộc phải có thêm giấy phép kinh doanh để được phép hoạt động hợp pháp.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Thuế Quang Huy đã gồm có giấy phép kinh doanh chưa?
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của Thuế Quang Huy chưa bao gồm làm giấy phép kinh doanh cho các ngành nghề yêu cầu điều kiện. Gói dịch vụ này chỉ hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp, và hỗ trợ một số thủ tục pháp lý sau thành lập như: làm con dấu, đăng bố cáo thành lập, đăng ký chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng,… Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về quy trình làm giấy phép kinh doanh, đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được tư vấn.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin chi tiết, giúp bạn hiểu rõ giấy phép kinh doanh là gì và sự khác biệt giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nắm vững các quy định này giúp doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật và tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về quy trình xin giấy phép kinh doanh hay giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Thuế Quang Huy luôn sẵn lòng hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình kinh doanh bền vững. Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tư vấn pháp lý doanh nghiệp, Thuế Quang Huy cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Liên hệ ngay để được tư vấn the