Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Giấy phép kinh doanh rượu: Điều kiện, thủ tục theo quy định

Giấy phép kinh doanh rượu
Nội dung chính:

Giấy phép kinh doanh rượu là loại giấy phép mà tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải đăng ký khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xuất nhập khẩu rượu.

Vậy điều kiện xin giấy phép kinh doanh rượu là gì? Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu theo mẫu nào? Đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công thế nào đúng quy định? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu ở nội dung sau đây nhé.

Kinh doanh rượu có cần xin giấy phép không?

Theo quy định tại Điều 4, Nghị định 105/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi bởi Khoản 1, Điều 16 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP) thì:

  • Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện;
  • Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh rượu cần tuân thủ những quy định về Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định khác;
  • Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, rượu thủ công để kinh doanh, phân phối, bán buôn, bán lẻ có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần có giấy phép;
  • Thương nhân khi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ và dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện;
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình sản xuất rượu thủ công với mức độ cồn từ 5,5 độ trở lên và bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại cũng cần đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã – nơi đặt cơ sở sản xuất.
Kinh doanh rượu có cần giấy phép không?
Kinh doanh rượu có cần giấy phép không?

Vì thế, khi kinh doanh rượu từ độ cồn 5,5 trở lên cần phải đăng ký giấy phép kinh rượu theo quy định. Ngược lại, nếu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ thì không cần phải đăng ký giấy phép.

Giấy phép kinh doanh rượu là gì?

Cũng giống như giấy phép kinh doanh vận tải thì giấy phép kinh doanh rượu là văn bản pháp lý nhằm thể hiện tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đáp ứng đầy những điều kiện để hoạt động kinh doanh rượu theo quy định của pháp luật.

Giấy phép kinh doanh rượu là gì?
Giấy phép kinh doanh rượu là gì?

Hiện nay, các hoạt động được phép kinh doanh rượu gồm: sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ và bán rượu tiêu dùng tại chỗ. Mỗi hoạt động sẽ được quy định từng loại giấy phép kinh doanh khác nhau. Do vậy, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cần xác định chính xác loại hình hoạt động để xin cấp giấy phép phù hợp.

Các loại giấy phép kinh doanh rượu

Các loại giấy phép tương ứng với từng hoạt động kinh doanh rượu gồm:

  • Giấy phép đủ điều kiện để sản xuất rượu công nghiệp;
  • Giấy phép đủ điều kiện sản xuất rượu thủ công (để kinh doanh);
  • Giấy phép đủ điều kiện để phân phối rượu;
  • Giấy phép đủ điều kiện để bán buôn rượu;
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu;
  • Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Các loại giấy phép kinh doanh rượu theo quy định
Các loại giấy phép kinh doanh rượu theo quy định

Điều kiện để xin giấy phép kinh doanh rượu

Điều kiện xin giấy phép sản xuất rượu công nghiệp

Căn cứ vào Điều 8 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP, điều kiện để tổ chức xin cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp gồm:

  • Đơn vị đã được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp đã trang bị các dây chuyền máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng được quy mô dự kiến sản xuất;
  • Doanh nghiệp đảm bảo được các điều kiện về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định;
  • Doanh nghiệp đáp ứng các quy định liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa rượu;
  • Doanh nghiệp sở hữu đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề liên quan đến sản xuất rượu.

Điều kiện đăng ký sản xuất rượu thủ công (mục đích kinh doanh)

Điều kiện cần có để xin giấy phép sản xuất rượu với mục đích kinh doanh (Điều 9, Nghị định 105/2017/NĐ-CP) gồm:

  • Đơn vị đăng ký là hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Đồng thời, đơn vị đã được thành lập hợp pháp trên quy định của pháp luật;
  • Đơn vị đáp ứng đầy đủ các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa rượu và an toàn thực phẩm.

Nếu đơn vị sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp đã được cấp giấy phép sản xuất rượu công nghiệp và chế biến lại thì cần đảm bảo có hợp đồng mua bán kinh doanh. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp này thì cần làm thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (Điều 10, Nghị định 105/2017/NĐ-CP).

Điều kiện để đăng ký sản xuất rượu thủ công
Điều kiện để đăng ký sản xuất rượu thủ công

Điều kiện xin giấy phép phân phối rượu

Dựa vào Điều 11, Nghị định 105/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau để được cấp giấy phép phân phối rượu:

  • Đơn vị đăng ký là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp có văn bản giới thiệu hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối hoặc cung cấp rượu từ nước ngoài;
  • Doanh nghiệp bảo đảm tuân thủ những yêu cầu liên quan đến phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

Điều kiện xin giấy phép kinh doanh rượu bán buôn

Với trường hợp bán buôn rượu thì đơn vị cần đáp ứng các điều kiện sau đây (Điều 12, Nghị định 105/2017/NĐ-CP):

  • Doanh nghiệp đã được thành lập dựa trên các quy định của pháp luật;
  • Doanh nghiệp có văn bản giới thiệu hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phố hoặc bán buôn rượu khác.

Điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ

Các điều kiện để xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ theo quy định tại Điều 13, Nghị định 105/2017/NĐ-CP gồm:

  • Đơn vị có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hay hộ kinh doanh thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Đơn vị có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định và có địa chỉ rõ ràng;
  • Đầy đủ văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, phân phối rượu hoặc bán buôn rượu.
Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ
Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh rượu bán lẻ

Điều kiện xin giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Căn cứ vào Điều 13, Nghị định 105/2017/NĐ-CP về các điều kiện để xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là:

  • Đơn vị phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh. Đơn vị đã được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Rượu tiêu dùng tại chỗ cần được các thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ rượu cung cấp;
  • Nếu thương nhân tự sản xuất rượu thì phải có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp hoặc Giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh mới được phép bán tiêu dùng tại chỗ.
Điều kiện để xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ
Điều kiện để xin cấp giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh rượu theo quy định

Hồ sơ cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp (theo Điều 19, Nghị định 105/2017/NĐ-CP) bao gồm các thành phần như:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp theo mẫu số 01;
  • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý;
  • Bản sao của Bản công bố sản phẩm rượu hay bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc có thể là Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với dòng rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật,…
  • Bản sao của văn bản Quyết định phê duyệt báo cáo và đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường hay giấy xác nhận đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Bản liệt kê tên hàng hóa rượu có đính kèm bản sao nhãn hàng hóa rượu mà đơn vị dự kiến sản xuất;
  • Bản sao của bằng cấp, hợp đồng lao động của cán bộ kỹ thuật hoặc giấy chứng nhận chuyên môn và quyết định tuyển dụng.
Hồ sơ cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp
Hồ sơ cấp Giấy sản xuất rượu công nghiệp

Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh

Căn cứ Điều 20, Nghị định 105/2017/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép dựa vào mẫu số 01;
  • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hay hộ kinh doanh.
  • Bản sao của Bản công bố sản phẩm rượu hay Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với rượu chưa có kỹ thuật quy chuẩn hoặc bản sao về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,…
  • Bản liệt kê tên của hàng hóa rượu cùng với bản sao nhãn hàng hóa rượu mà đơn vị sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.

Hồ sơ cấp Giấy phép phân phối rượu

Một bồ hồ sơ để xin cấp Giấy phép phân phối rượu bao gồm:

  • Mẫu số 01 – Đơn đề nghị cấp GPKD;
  • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay các giấy tờ khác nhưng có giá trị pháp lý tương đương;
  • Tài liệu liên quan đến hệ thống phân phối rượu, gồm một trong hai loại sau:
    • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hay Giấy chứng nhận đã đăng ký địa điểm kinh doanh rượu;
    • Bản sao của hợp đồng nguyên tắc hoặc bản cam kết khi tham gia hệ thống phân phối rượu cùng với bản sao của Giấy phép bán buôn rượu khi thương nhân dự kiến tham gia vào hệ thống phân phối rượu.
  • Các tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:
    • Bản sao về văn bản giới thiệu hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất/phân phối/cung cấp rượu từ nước ngoài;
    • Bản sao của Giấy phép sản xuất rượu hoặc Giấy phép phân phối rượu (nếu thương nhân trong nước).
Hồ sơ cấp Giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ cấp Giấy phép phân phối rượu

Hồ sơ cấp Giấy phép bán buôn rượu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu là 01 (một) bộ, gồm các thành phần sau:

  • Đơn đề nghị cấp GPKD theo mẫu số 01;
  • Bản sao của Giấy hoặc chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay các giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
  • Tài liệu liên quan đến hệ thống bán buôn rượu, chỉ cần một trong hai loại sau:
    • Bản sao của hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hay bản cam kết tham gia vào hệ thống bán buôn rượu cùng với bản sao của Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến sẽ tham gia vào hệ thống bán buôn rượu;
    • Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh rượu.
  • Những tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu gồm:
    • Bản sao liên quan đến các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hay thương nhân bán buôn khác;
    • Bản sao của Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc bán buôn rượu từ nhà cung cấp rượu.

Hồ sơ cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Các thành phần trong hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu gồm:

  • Đơn đề nghị cấp GPKD theo mẫu số 01;
  • Bản sao của Giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã hoặc liên hiệp hợp tác xã;
  • Bản sao của hợp đồng thuê/mượn hay các tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến để làm địa điểm bán lẻ;
  • Bản sao của văn bản giới thiệu hay hợp đồng nguyên tắc của thương nhân kinh doanh rượu như sản xuất rượu, phân phối, bán buôn.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh rượu

Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu?

Theo Khoản 1, Điều 25 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh rượu gồm:

  • Bộ Công Thương:
    • Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp với quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên;
    • Cấp Giấy phép phân phối rượu;
  • Sở Công Thương:
    • Cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho đơn vị sản xuất với quy mô dưới 03 triệu lít/năm;
    • Cấp Giấy phép bán buôn rượu ở địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương;
  • Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (được sửa đổi tại Khoản 18, Điều 16 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP):
    • Cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công hoạt động với mục đích kinh doanh;
    • Cấp Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh rượu
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy kinh doanh rượu

Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh rượu

Quy trình cấy giấy phép kinh doanh rượu được thực hiện các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Thương nhân tiến hành chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xin cấp giấy phép tương ứng với hoạt động kinh doanh rượu theo mục (5).

  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc nộp trực tuyến hay bằng đường bưu điện.

  • Bước 3: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra thành phần hồ sơ sau khi đã tiếp nhận. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép gửi văn bản yêu cầu bổ sung trong 03 ngày làm việc, tính từ ngày đã nhận hồ sơ.

  • Bước 4: Cấp giấy phép

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép cho thương nhân trong 10 ngày làm việc. Thời gian được tính từ ngày cơ quan đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Nếu từ chối cấp giấy phép thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phản hồi thông qua văn bản và nêu rõ lý do.

Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh rượu theo quy định
Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh rượu theo quy định

Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu

Theo Khoản 2, Điều 25 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy phép với từng hoạt động kinh doanh rượu như sau:

  • Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu: Thời hạn 15 ngày, tính từ ngày mà cơ quan nhà nước nhận đầy đủ hồ sơ đã hợp lệ;
  • Giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu và Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ: Thời hạn 10 ngày, tính từ ngày đã nhận hồ sơ hợp lệ;
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan cấp giấy phép cần có văn bản yêu cầu bổ sung trong vòng 03 ngày làm việc, tính từ ngày cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ đầy đủ.

Câu hỏi thường gặp khi xin cấp giấy phép kinh doanh rượu

Thời hạn của giấy phép kinh doanh rượu là bao lâu?

Căn cứ quy định ở Điều 28, Nghị định 105/2017/NĐ-CP (đã được sửa đổi tại Khoản 20, Điều 16 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP), giấy phép bán lẻ rượu có thời hạn như sau:

  • Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp: Thời hạn là 15 năm;
  • Giấy phép sản xuất rượu thủ công có mục đích kinh doanh: Thời hạn là 05 năm;
  • Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu: Thời hạn là 05 năm;
  • Giấy phép bán lẻ rượu: Thời hạn là 05 năm.
  • Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ: Nghị định không có đề cập đến thời hạn.

Không xin giấy phép kinh doanh rượu có bị vi phạm không? Mức xử phạt ra sao?

Theo Điều 6, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã quy định như sau: Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng với hành vi vi phạm kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không có giấy phép theo quy định.

Đồng thời, căn cứ tại Điều 4 của Nghị định 105/2017/NĐ-CP thì kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Do vậy, nếu không xin giấy phép kinh doan thì sẽ bị vi phạm và nộp như trên.

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh rượu, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo thường xuyên về tình hình kinh doanh rượu với cơ quan có thẩm quyền sau khi đã được cấp giấy phép.

Trong bài viết này, Thuế Quang Huy đã giới thiệu điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu chi tiết. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc khi cần xin cấp giấy phép sản xuất và kinh doanh rượu.

Bạn có thể liên hệ đến Thuế Quang Huy qua hotline: 0917371518 – 02862553948 để được hỗ trợ dịch vụ xin cấp giấy phép kinh doanh nhé.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là hai lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Dù có sự khác biệt về phương pháp và mục đích, cả hai đều hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xử lý các thông tin […]

Các loại kế toán doanh nghiệp

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản thuế nộp chậm sẽ phải đối mặt với các khoản phạt và lãi suất phát sinh trên số tiền thuế chậm nộp. Nếu không xử lý kịp thời, khoản phạt này sẽ tiếp tục tích lũy, gây ra gánh nặng tài chính không nhỏ. Do đó, việc […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!