Ngày nay, việc thành lập công ty đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, dù là lần đầu hay đã mở công ty lần thứ 2, thứ 3 chắc hẳn cũng không ai muốn mình phạm phải sai lầm đáng tiếc nào. Hiểu được tâm lý đó, hôm nay Thuế Quang Huy sẽ giúp bạn tổng hợp 12 kinh nghiệm thành lập công ty hữu ích nhất năm 2025.
1. Những kinh nghiệm cần biết khi thành lập công ty
1.1 Về việc đặt tên cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm thành lập công ty đầu tiên mà bạn cần chú ý đó chính là việc đặt tên công ty. Khi đặt tên phải chọn tên sao cho không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp hiện hành. Nên chọn tên doanh nghiệp đơn giản, dễ nhớ và gợi nhớ tới sản phẩm dịch vụ của công ty. Như vậy mới dễ xây dựng thương hiệu để công ty được nhiều người biết đến.
Ví dụ các trường hợp.
- Kinh doanh iPhone, bạn có thể đặt tên “Công ty TNHH Dịch vụ iPhone Pro”, tên này ngắn gọn, chứa tên sản phẩm và dễ nhớ.
- Kinh doanh thời trang, bạn có thể đặt tên “Công ty Cổ phần AZ Fashion”, giúp gợi nhớ đến công ty này cung cấp từ A đến Z tất cả các sản phẩm thời trang, đồng thời “Fashion” là chữ tiếng anh, ngắn gọn, thuận lợi cho việc quảng bá thương hiệu đến các đối tác nước ngoài.
1.2 Về mức vốn kinh doanh khi thành lập công ty

Khi mới thành lập doanh nghiệp, nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu. Tuy nhiên, nếu bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó. Đây là lưu ý khi thành lập doanh nghiệp quan trọng về vốn mà mỗi doanh nghiệp khi chọn ngành nghề kinh doanh cần nghiên cứu kỹ.
Ví dụ:
- Đối với đăng ký ngành nghề kinh doanh thuộc thương mại, kinh doanh hàng hóa thông thường như quần áo, mỹ phẩm, máy móc, thiết bị..v.v. thì pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu là bao nhiêu. Do đó, bạn có thể tùy ý đăng ký mức vốn tùy thuộc vào khả năng góp vốn của bạn.
- Đối với ngành nghề kinh doanh như kinh doanh dịch vụ kiểm toán, yêu cầu vốn pháp định là 5 tỷ thì bạn cần đăng ký mức vốn điều lệ công ty tối thiểu là bằng 5 tỷ, khi đó cơ quan đăng ký kinh doanh mới cấp phép hoạt động.
1.3 Về việc góp vốn khi bắt đầu kinh doanh

Thời hạn để mỗi thành viên góp vốn vào công ty đó là trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời hạn này nếu doanh nghiệp chưa góp đủ vốn thì phải thực hiện việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ bằng số vốn thực góp. Tài sản để tiến hành góp vốn có thể bằng tiền mặt, ngoại tệ tự do chuyển đổi, bất động sản,…
1.4 Về việc xác định ngành nghề kinh doanh

Để nắm được kinh nghiệm thành lập công ty bạn phải biết và xác định được ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp từ đó mới đưa ra kế hoạch thành lập doanh nghiệp chi tiết. Cụ thể:
- Ngành nghề không yêu cầu điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
- Ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh: Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
1.5 Về việc lựa chọn địa chỉ trụ sở

Một trong những kinh nghiệm thành lập công ty đó là các bạn cần đặt tiêu chí tiết kiệm tối đa chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn không dư giả bạn có thể đặt địa chỉ công ty mượn tại nhà người thân, bạn bè, hoặc thuê văn phòng ảo để tiết kiệm chi phí nhất. Tuy nhiên, địa chỉ công ty cần phải rõ ràng, chính xác.
1.6 Về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên họ có vai trò rất quan trọng. Người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý để điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi thành lập công ty bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện nếu muốn.
1.7 Về việc xác định loại hình công ty

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay có thể kể đến: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một Thành Viên, Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, Công ty Cổ Phần, Công ty Hợp Danh. Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức,….của chủ sở hữu công ty.
Nếu sau khi thành lập doanh nghiệp, bạn cảm thấy loại hình doanh nghiệp hiện tại không phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình, bạn có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp khác.
1.8 Về các loại thuế khi thành lập doanh nghiệp

Kinh nghiệm thành lập công ty mà mỗi doanh nghiệp không thể bó qua đó là tìm hiểu và đóng thuế đúng quy định. Các loại thuế bao gồm:
- Lệ phí môn bài: doanh nghiệp phải đóng lệ phí môn bài hàng năm trong thời hạn trước ngày cuối cùng của tháng 1 đầu năm tài chính.
- Thuế giá trị gia tăng: Đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đóng sau khi kết thúc năm tài chính
- Thuế xuất khẩu: Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
- Thuế nhập khẩu: Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
1.9 Về chữ ký điện tử cho công ty

Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và trong kinh nghiệm thành lập công ty bạn cần có một kế toán để thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
1.10 Về việc tạo tài khoản ngân hàng công ty

Sau khi thành lập doanh nghiệp, người đại diện pháp luật cần mang CMND/CCCD + Giấy chứng nhận doanh nghiệp + Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản. Việc mở tài khoản sẽ là việc cần thiết để doanh nghiệp có thể tiến hành giao dịch tài chính.
1.11 Về việc chọn kế toán viên hoặc dịch vụ kế toán

Kế toán sẽ thực hiện việc báo cáo thuế, đóng thuế, làm sổ sách, xuất hóa đơn chứng từ. Nếu doanh nghiệp có nguồn tài chính tốt thì có thể thuê hẳn 1 người làm kế toán có kinh nghiệm lâu năm. Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn các vấn đề về kế toán thuế thì có thể thuê dịch vụ kế toán tại Thuế Quang Huy tiết kiệm chi phí.
1.12 Về chiến lược quảng bá thương hiệu online và offline

Sau khi thành lập, công ty nên cần chú ý xây dựng thương hiệu để tiếp cận ngày càng nhiều khách hàng. Đặc biệt, kinh nghiệm thành lập công ty là bạn phải kết hợp giữa Marketing truyền thống giữa online và offline trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển. Doanh nghiệp muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần kết hợp tốt 2 loại hình Marketing này.
2. Đôi nét về thủ tục thành lập công ty tại Thuế Quang Huy

Trong số những kinh nghiệm thành lập công ty thì các bước thành lập công ty là điều các bạn cần tìm hiểu. Việc tìm hiểu kỹ càng các bước thành lập doanh nghiệp này giúp các bạn nắm được những thông tin cần thiết và quan trọng cần chuẩn bị. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn dễ dàng hơn nhiều trong việc giao dịch với các cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty.
Ngoài ra, việc nắm các bước thành lập công ty sẽ giúp các bạn mau chóng hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp. Giúp việc thành lập công ty diễn ra nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, nó cùng hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tạo sự tin tưởng hơn với đối tác, nhà cung cấp và các khách hàng tiềm năng. Tham khảo ngay bảng giá thành lập công ty trọn gói tại Thuế Quang Huy.
Thủ tục thành lập công ty:
- Bước 1: Hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Sau khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng cung cấp, Nhân viên Thuế Quang Huy tư vấn cho khách hàng về thủ tục thành lập công ty và chịu trách nhiệm soạn thảo hồ sơ để gửi khách hàng ký tên trong vòng 01 ngày làm việc.
- Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh
Nhân viên Thuế Quang Huy sẽ đại diện doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính. Thời gian Phòng Đăng ký kinh doanh xử lý hồ sơ và cấp giấy phép trong vòng 3 ngày.
- Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nhân viên Thuế Quang Huy sẽ trực tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi hồ sơ được xét duyệt.
- Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Nhân viên Thuế Quang Huy sẽ đại diện doanh nghiệp thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn Sở Kế hoạch và Đầu tư đăng công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 5: Khắc dấu công ty
Nhân viên Thuế Quang Huy sẽ thay mặt doanh nghiệp làm con dấu công ty.
- Bước 6: Bàn giao hồ sơ cho doanh nghiệp
Sau khi nhận Giấy phép kinh doanh và con dấu, Nhân viên Thuế Quang Huy sẽ bàn giao hồ sơ cho doanh nghiệp tận nơi.
- Bước 7: Tư vấn/Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các công việc sau khi thành lập
Các công việc sau khi thành lập công ty rất quan trọng. Nếu thiếu một trong các thủ tục thì sẽ dẫn đến vi phạm Luật quản lý thuế và không tránh khỏi những khoản phạt không mong muốn.
3. Cơ hội và thách thức – kinh nghiệm thành lập công ty hữu ích
3.1 Cơ hội tiềm năng

Việc thành lập doanh nghiệp thành công chính là bước đệm quan trọng, mở ra nhiều cơ hội cho bạn phát triển trong tương lai:
- Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hợp pháp sẽ được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp phát sinh.
- Có con dấu sử dụng riêng để ký kết và thực hiện hợp đồng, đảm bảo cho việc mua bán được an toàn hơn.
- Khách hàng sẽ thoải mái và tin tưởng nếu như họ hợp tác với một doanh nghiệp rõ ràng, hợp pháp.
- Được hỗ trợ các hình thức vay vốn riêng dành cho doanh nghiệp sau khi hoạt động.
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong lĩnh vực kinh doanh.
- Được sử dụng và lưu thông hóa đơn tài chính.
3.2 Thách thức, khó khăn

Khi đã nắm những kinh nghiệm thành lập công ty, bạn sẽ biết rằng bên cạnh thuận lợi thì doanh nghiệp cũng sẽ có nhiều thách thức:
- Về vốn và cơ sở vật chất: Việc tiếp cận vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ thì hãy cẩn trọng trong vấn đề quyết định đầu tư về cơ sở vật chất. Nên dành nguồn lực để tập trung phát triển công ty.
- Về nguồn nhân lực: Vấn đề khó khăn cho các doanh nghiệp mới chính là tìm kiếm “chất xám” cho công ty. Việc tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp không hề dễ dàng.
- Về quản lý: Chủ doanh nghiệp cần có chuyên môn quản lý tốt. Ngoài ra cần xây dựng mô hình hoạt động công ty cũng như bộ máy quản lý tốt với tổ chức cụ thể.
4. Có nên lựa chọn dịch vụ tư vấn thành lập công ty?

Hiện nay có rất nhiều bạn muốn khởi nghiệp và thành lập công ty. Tuy nhiên việc nắm rõ những kinh nghiệm thành lập công ty cũng chưa giúp bạn 100% có thể thuận lợi thành lập một công ty nhanh chóng. Thay vì mất thời gian chờ đợi và vướng mắc với những thủ tục hành chính, bạn có thể đến với Thuế Quang Huy để được hỗ trợ với dịch vụ tư vấn doanh nghiệp. Tại Thuế Quang Huy, bạn sẽ được cung cấp dịch vụ thành lập công ty uy tín, chuyên nghiệp với mức chi phí ưu đãi nhất thị trường.
Trên đây là 12 kinh nghiệm thành lập công ty dành cho những bạn đã và đang có ý định mở cho mình một công ty có thể tham khảo. Nếu cần những thông tin cụ thể và chi tiết hơn bạn hãy liên hệ ngay đến Thuế Quang Huy để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi hỗ trợ một cách tốt nhất.