Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Thu nhập chịu thuế là gì? Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định

Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN
Nội dung chính:

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu và đánh trực tiếp với thu nhập của người lao động. Tuy nhiên, không phải khoản thu nhập nào của người lao động cũng phải chịu thuế TNCN.

Vậy thu nhập chịu thuế là gì? Có các khoản thu nhập chịu thuế TNCN nào theo quy định hiện hành? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu trong nội dung sau đây nhé.

Tổng thu nhập chịu thuế là gì?

Tổng thu nhập chịu thuế là tổng số khoản thu nhập chịu thuế từ nhiều nguồn như: tiền lương, tiền công và những khoản thu nhập chịu thuế khác mang tính chất tiền lương, tiền công do đơn vị chi trả thu nhập.

Thu nhập chịu thuế là gì?
Thu nhập chịu thuế là gì?

Đồng thời, thu nhập chịu thuế có thể bao gồm các khoản tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được khi làm việc ở các khu kinh tế. Để tính số tiền thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phải nộp thì cơ quan dựa vào phần thu nhập chịu thuế này.

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế là 02 thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực Thuế. Đặc biệt, nếu không hiểu chính xác 02 thuật ngữ này sẽ tính sai số tiền huế thu nhập cá nhân cần phải nộp.

Thu nhập chịu thuế là cơ sở để xác định thu nhập tính thuế, sau đó, áp thu nhập tính thuế vào biểu thuế để tính được số tiền thuế cần phải nộp.

Ngược lại, thu nhập tính thuế là tổng khoản thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được tiền lương, tiền công và khoản thu nhập khác, sau đó trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định của Luật Thuế TNCN.

Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế
Phân biệt thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế

Để phân biệt chính xác về thu nhập chịu thuế và thu nhập tính TNCN, còn tùy thuộc vào đối tượng nộp thuế (cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú) và từng loại thu nhập chịu thuế.

a) Trường hợp 1: Thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh của cá nhân cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Những khoản được giảm trừ

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế sẽ lớn hơn khoản thu nhập tính thuế;
  • Một số trường hợp có thu nhập chịu thuế mà không có thu nhập tính thuế.

b) Trường hợp 2: Thu nhập từ trúng thưởng, quà tặng, thừa kế, bản quyền, nhượng quyền thương mại dành cho cá nhân cư trú hoặc không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – 10.000.000/lần/hợp đồng

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế sẽ luôn lớn hơn hoặc bằng thu nhập tính thuế;
  • Có thể có khoản thu nhập chịu thuế nhưng không có thu nhập tính thuế.

c) Trường hợp 3: Thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh của cá nhân không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.

d) Trường hợp 4: Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, bất động sản của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế

Trong đó: Thu nhập tính thuế luôn bằng thu nhập chịu thuế.

Tổng hợp các khoản thu nhập chịu thuế TNCN

Khoản thu nhập từ kinh doanh

Một trong các khoản chịu thuế TNCN khi có nguồn thu nhập từ kinh doanh bao gồm:

  • Thu nhập phát sinh khi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ở mọi lĩnh vực, ngành nghề mà pháp luật quy định;
  • Thu nhập khi hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân ở nhiều lĩnh vực hoặc ngành để được cấp giấy phép/chứng chỉ hành nghề;
  • Thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực như: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng, làm muối, đánh bắt thủy sản nhưng không đáp ứng đủ điều kiện được miễn thuế (Được hướng dẫn tại Điểm e, Khoản 1, Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Thu nhập từ kinh doanh chịu thuế TNCN
Thu nhập từ kinh doanh chịu thuế TNCN

Thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ cá nhân/tổ chi trả. Thu nhập từ tiền lương, tiền công gồm các khoản:

  • Tiền lương, tiền công và những khoản tiền khác mang tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
  • Những khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ một số khoản phụ cấp, trợ cấp như:
  • Trợ cấp cho người có công, người tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc;
  • Phụ cấp quốc phòng, an ninh, độc hại, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
  • Những khoản thu nhập mà người lao động nhận với các hình thức khác như:
    • Tiền hoa hồng với đại lý;
    • Tiền nhuận bút;
    • Tiền tham gia nghiên cứu khoa học;
    • Tiền tham gia biểu diễu văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao;
  • Khoản thu nhập mà người lao động nhận được khi tham gia hiệp hội kinh doanh, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý, hội đồng quản trị.
  • Các khoản thu nhập được nhận với các hình thức gồm: tiền điện nước, bảo hiểm, phí hội viện.
  • Khoản thưởng nhận bằng tiền hoặc bất kỳ hình thức khác, ngoại trừ những khoản tiền thưởng mà được Nhà nước công nhận, phong tặng.

Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập bao gồm:

  • Tiền lãi mà cá nhân nhận được khi cho các tổ chức/doanh nghiệp/hộ gia đình/cá nhân kinh doanh dựa theo thỏa thuận hoặc hợp đồng vay. Khoản tiền lãi trừ tiền lãi gửi nhận được bởi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Cổ tức mà cá nhân nhận được thông qua việc góp vốn mua cổ phần;
  • Lợi tức có được khi tham gia góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Phần tăng thêm của giá trị vốn góp khi mà doanh nghiệp giải thể, chia, tách, sáp nhập hoặc rút vốn;
  • Thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu, tín phiếu và những loại giấy tờ có giá khác được phát hành bởi các các tổ chức trong nước;
  • Khoản thu nhập nhận được khi góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, phát minh, sáng chế.
  • Thu nhập từ cổ tức được chi trả bằng cổ phiếu hoặc thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
Thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN
Thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Bao gồm các khoản thu nhập như:

  • Thu nhập khi chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Thu nhập khi chuyển nhượng chứng khoán như: chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, chuyển nhượng cổ phiếu và các loại chứng khoán khác;
  • Thu nhập khi chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là một trong những khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Bao gồm:

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất (như nhà ở, kết cấu hạ tầng, công trình xay dựng);
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở;
  • Chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước;
  • Thu nhập có được từ góp vốn bằng bất động sản nhằm thành lập doanh nghiệp, tăng vốn sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Thu nhập từ việc chuyển nhượng bất động sản qua mọi hình thức khác;
  • Thu nhập có được từ việc ủy quyền quản lý bất động sản. Trong đó, người được ủy quyền được phép chuyển nhượng bất động sản hoặc quyền như người sở hữu bất động sản.
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ trúng thưởng

Thu nhập từ trúng thưởng có thể là những khoản tiền hoặc hiện vật mà người nộp thuế nhận được từ:

  • Trúng thưởng xổ số được công ty xổ số phát hành chi trả thưởng cho cá nhân;
  • Trúng thưởng khi tham gia vào hình thức đặt cược, cá cược được pháp luật cho phép;
  • Trúng thưởng ở các casino mà pháp luật cho phép vận hành;
  • Trúng thưởng ở các trò chơi, cuộc thi có thưởng hoặc hình thức trúng thưởng khác được tổ chức bởi cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức kinh tế, đoàn thể hoặc tổ chức cá nhân.
  • Trúng thường từ những hình thức khuyến mại khi thực hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ dựa trên quy định của Luật Thương mại.

Thu nhập từ bản quyền

Khoản thu nhập mà cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng cho các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được gọi là thu nhập từ bản quyền. Cụ thể:

  • Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu,…)
  • Đối tượng chuyển giao công nghệ như bí quyết kỹ thuật, kiến thức kỹ thuật về công nghệ (phương án công nghệ, quy trình công nghệ, công thức, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật,…)
  • Thu nhập khi chuyển giao, chuyển quyền đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, kể cả trường hợp chuyển nhượng lại.
Đối tượng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

Thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Thu nhập phát sinh từ việc nhượng quyền thương mại là những khoản thu nhập mà người nộp thuế đã nhận được nhờ các hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong đó, có trường hợp nhượng lại quyền thương mại (căn cứ vào quy định của pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại).

Thu nhập từ nhận thừa kế

Các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được dựa vào di chúc hoặc quy định của pháp luật liên quan đến thừa kế là thu nhập từ thừa kế.

Gồm:

  • Thừa kế từ chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phiếu và những loại chứng khoán khác;
  • Thừa kế từ phần vốn ở các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh;
  • Thừa kế bất động sản: quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất cùng các tài sản khác được gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà;
  • Thừa kế những tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước như: xe máy, xe mô tô, tàu thủy, ô tô,…
Thu nhập từ thừa kế chịu thuế TNCN
Thu nhập từ thừa kế chịu thuế TNCN

Thu nhập từ quà tặng

Một trong các khoản thu nhập chịu thuế TNCN là thu nhập mà cá nhân nhận được từ quà tặng bởi các tổ chức/cá nhân trong và ngoài nước.

  • Quà tặng là chứng khoán: Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, quyền mua cổ phiếu và các loại chứng khoán khác;
  • Quà tặng là phần vốn của cá nhân ở tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh;
  • Quà tặng là bất động sản: Quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất, quyền sở hữu nhà, kết cấu hạ tầng gắn liền với đất;
  • Quà tặng là các tài sản khác có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng: Xe ô tô, xe gắn máy/mô tô, tàu thuyền,…

Cách tính thuế TNCN từ thu nhập chịu thuế

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 gồm có 10 khoản thu nhập chịu thuế TNCN. Mỗi loại thu nhập chịu thuế sẽ áp dụng công thức tính thuế TNCN khác nhau. Cụ thể ở bảng sau:

Khoản thu nhập chịu thuế Số tiền thuế TNCN phải nộp
1. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Tùy trường hợp
2. Thu nhập từ kinh doanh Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế TNCN
3. Thu nhập từ đầu tư vốn Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn Trường hợp 1 – Chuyển nhượng vốn góp: Thu nhập tính thuế x 20%
Trường hợp 2 – Chuyển nhượng chứng khoán: Thu nhập tính thuế x 0,1%
5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 2%*Giá chuyển nhượng
6. Thu nhập từ trúng thưởng Thu nhập tính thuế x Mức thuế suất 10%
7. Thu nhập từ bản quyền Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%
9. Thu nhập từ nhận thừa kế Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
10. Thu nhập từ quà tặng Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Bài viết trên đây đã giải thích chi tiết về thu nhập chịu thuế là gì, những khoản thu nhập chịu thuế TNCN và cách tính thuế TNCN từ thu nhập chịu thuế. Hi vọng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc khi tìm hiểu về thuế TNCN.

Nếu bạn có bất cứ vướng mắc nào liên quan đến quyết toán thuế TNCN thì có thể liên hệ với Thuế Quang Huy qua hotline để được hỗ trợ nhé.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

thuế vãng lai
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Thuế vãng lai là gì? Cách tính và hạch toán nộp thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

Các loại kế toán doanh nghiệp
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn cổ phần

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới nhất

thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là hai lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Dù có sự khác biệt về phương pháp và mục đích, cả hai đều hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xử lý các thông tin […]

Các loại kế toán doanh nghiệp

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản thuế nộp chậm sẽ phải đối mặt với các khoản phạt và lãi suất phát sinh trên số tiền thuế chậm nộp. Nếu không xử lý kịp thời, khoản phạt này sẽ tiếp tục tích lũy, gây ra gánh nặng tài chính không nhỏ. Do đó, việc […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

thuế vãng lai
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Thuế vãng lai là gì? Cách tính và hạch toán nộp thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

Các loại kế toán doanh nghiệp
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn cổ phần

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!