Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh chi tiết nhất

đăng ký địa điểm kinh doanh
Nội dung chính:

Việc đăng ký địa điểm kinh doanh là quá trình đăng ký thêm địa điểm kinh doanh bên ngoài địa chỉ trụ sở chính hoặc địa chỉ chi nhánh của doanh nghiệp. Sau khi đăng ký thành công, địa điểm kinh doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh, và trở thành đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh tương ứng.

Vậy, hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu về hướng dẫn chi tiết hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cùng với các quy định mới liên quan đến địa điểm kinh doanh để Quý khách hàng có thể tham khảo.

Căn cứ pháp lý về địa điểm kinh doanh

  • Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích địa điểm kinh doanh là gì và các đặc điểm của địa điểm kinh doanh
  • Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp mở điểm kinh doanh ở địa chỉ khác ngoài trụ sở hoặc chi nhánh
  • Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể về cách đặt tên địa điểm kinh doanh hợp lệ theo quy định.

Địa điểm kinh doanh là gì?

Địa điểm kinh doanh là nơi cụ thể mà doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như bán hàng, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho khách hàng (căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020).

địa điểm kinh doanh là gì
Địa điểm kinh doanh là gì?

Khác với địa chỉ trụ sở công ty và chi nhánh, đây thường là điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, trong khi trụ sở và chi nhánh được định nghĩa là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp để quản lý hoặc đại diện của doanh nghiệp mà không phải là điểm giao dịch.

Ví dụ, một cửa hàng thời trang “Young Style Fashion” là một địa điểm kinh doanh đặt tại số 123 đường X, phường Y, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là, nơi khách hàng có thể ghé thăm và mua sắm trực tiếp các sản phẩm quần áo theo mùa hay bất kỳ lúc nào có nhu cầu.

Trong khi đó, trụ sở công ty của cửa hàng thời trang này, chẳng hạn đặt tại địa chỉ số 456 đường Z, chỉ là nơi quản lý các hoạt động của doanh nghiệp.

Chức năng của địa điểm kinh doanh

Chức năng của địa điểm kinh doanh của công ty bao gồm:

  • Là nơi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm (i) hoạt động kinh doanh các ngành nghề được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và (ii) thực hiện chức năng văn phòng giao dịch và thông tin liên lạc của doanh nghiệp hoặc chi nhánh (nếu địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh).
  • Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có thể tổ chức quản lý địa điểm kinh doanh theo hai dạng: (i) địa điểm kinh doanh trực thuộc công ty và (ii) địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh công ty.
  • Nếu địa điểm kinh doanh nằm ở tỉnh khác với cơ quan chủ quản, sẽ được cấp mã số thuế phụ để thực hiện việc kê khai và nộp thuế.

Phân biệt địa điểm kinh doanh với chi nhánh, văn phòng đại diện

Đặc điểm Chi nhánh Văn phòng đại diện Địa điểm kinh doanh
Định nghĩa Chi nhánh là đơn vị chịu sự quản lý và điều hành của doanh nghiệp; Văn phòng đại diện là đơn vị chịu sự quản lý và điều hành của doanh nghiệp; Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ Chi nhánh thực hiện chức năng của doanh nghiệp; Văn phòng đại diện đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp; Địa điểm kinh doanh được đặt trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính.
Điều kiện Chi nhánh cùng ngành nghề kinh doanh với doanh nghiệp; Văn phòng đại diện thực hiện nội dung hoạt động đúng với doanh nghiệp; Được đặt trong cùng 1 tỉnh/thành phố với trụ sở chính hoặc khác tỉnh/thành phố với trụ sở chính
Quyền lợi Chi nhánh có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế; Văn phòng đại diện có quyền trưng bày và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ; Địa điểm kinh doanh thực hiện các hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Kết luận: 

  • Chi nhánh là loại hình phù hợp cho công ty có nhu cầu kinh doanh ở ngoài tỉnh/thành phố.
  • Văn phòng đại diện không có chức năng xúc tiến thương mại nên chỉ phù hợp để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của công ty tới khách hàng, và không thể trực tiếp ký hợp đồng.
  • Địa điểm kinh doanh là loại hình phù hợp cho công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính, trong cùng tỉnh/thành phố hoặc khác tỉnh/thành phố.

Một số quy định khi thành lập địa điểm kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan để thành lập địa điểm kinh doanh hợp pháp và thuận lợi hoạt động. Sau đây là 4 quy định quan trọng mà bạn cần lưu ý:

quy định khi thành lập địa điểm kinh doanh
Quy định khi thành lập địa điểm kinh doanh

Tên địa điểm kinh doanh

Theo Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:

  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”.
  • Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
  • Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Nơi đặt địa điểm kinh doanh

Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP, địa chỉ đăng ký kinh doanh có thể đăng ký ở ngoài địa chỉ trụ sở chính. Doanh nghiệp được thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh hoặc ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh.

Phạm vi ngành nghề khi thành lập địa điểm kinh doanh

Địa điểm kinh doanh hoạt động ngành nghề phụ thuộc vào công ty mẹ và trong giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh không thể hiện ngành nghề kinh doanh.

Mã số địa điểm kinh doanh

Theo khoản 6 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này sẽ không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh

Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh bao gồm 2 bước cơ bản như sau:

Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh

Chuẩn bị thông tin và hồ sơ cho việc thành lập địa điểm kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:

hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh
Hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ (chẳng hạn ủy quyền cho nhân viên Thuế Quang Huy thay doanh nghiệp nộp hồ sơ; kèm bản sao hợp lệ giấy tờ tùy thân của đại diện nộp hồ sơ.
  • Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh áp dụng theo Mẫu Phụ lục II-7 tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT

Lưu ý: Có hai trường hợp cụ thể khi chuẩn bị thông báo:

  • Nếu địa điểm kinh doanh thuộc sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp, thông báo cần có chữ ký của người đại diện pháp lý của doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp địa điểm kinh doanh thuộc sở hữu của một chi nhánh, thông báo sẽ được ký bởi người đứng đầu của chi nhánh đó.

Trình tự thông báo thành lập địa điểm kinh doanh

Thủ tục thông báo lập địa điểm kinh doanh có thể được thực hiện qua 2 hình thức chính: đăng ký trực tiếp hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử.

Lưu ý: Hiện nay các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương,… đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ qua cổng thông tin quốc gia (qua mạng online), thay vì đăng ký nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cách 1: Đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng

  • Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ đường dẫn: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/
  • Đăng ký tài khoản và đăng nhập vào hệ thống
  • Chọn phương thức nộp hồ sơ: Dùng chữ ký số, hoặc Dùng tài khoản Đăng ký kinh doanh
  • Sau đó chọn loại đăng ký trực tuyến là thành lập mới doanh nghiệp/đơn vị trực > Chọn tiếp đăng ký địa điểm kinh doanh.
  • Nhập thông tin cần thiết về doanh nghiệp và tải lên các tài liệu đính kèm theo hướng dẫn.
  • Ký xác thực và nộp hồ sơ qua hệ thống.
  • Lệ phí đăng ký qua mạng: Không tốn phí.

Cách 2: Đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính

  • Đại diện doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền đăng ký đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Quầy tiếp nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh (ĐKKD), hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
  • Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ, có thể trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua chuyển khoản.
  • Lệ phí đăng ký: 50.000 đồng

Dưới đây là địa chỉ của các Sở Kế hoạch và Đầu tư tại một số địa điểm bạn có thể tham khảo.

  • Tại Hà Nội: Số 258 Võ Chí Công, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Khu liên cơ Võ Chí Công, Thành phố Hà Nội.
  • Tại TP. Hồ Chí Minh: 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Tại Đà Nẵng: 24 Trần Phú, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng.

Lưu ý chung về thời gian giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

  • Về phía doanh nghiệp: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, bạn cần gửi hồ sơ đầy đủ về đăng ký địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  • Về phía cơ quan ĐKKD:Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ.

Như vậy, để thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh của công ty diễn ra suôn sẻ thì các doanh nghiệp sẽ cần thiết nắm bắt các bước thủ tục cụ thể theo hình thức đã lựa chọn.

Một mẹo hữu ích là hãy tận dụng các tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ trực tuyến từ các cơ quan chức năng, nhất là khi bạn chọn đăng ký qua mạng. Ngoài ra, hãy đảm bảo doanh nghiệp bạn đã chuẩn bị sẵn các giấy tờ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết để không bị gián đoạn khi bắt đầu quy trình.

Để giúp tiết kiệm thời gian và giảm khả năng gặp phải vấn đề pháp lý không đáng có, bạn cũng có thể cân nhắc các dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói, nhanh chóng tại Thuế Quang Huy. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng toàn diện từ khâu tư vấn miễn phí, thay khách soạn thảo hồ sơ đến nộp hồ sơ tại cơ quan ĐKKD. Tham khảo chi tiết phần bên dưới để có thêm thông tin nhé!

Một số lưu ý khi thành lập địa điểm kinh doanh

  • Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng vẫn phải đóng lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm (khác với văn phòng đại diện công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài).
  • Đối với địa điểm kinh doanh có địa chỉ cùng với tỉnh, thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản thì chỉ phải kê khai và đóng lệ phí môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
  • Chế độ kế toán của địa điểm kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh chủ quản.

Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh nhanh chóng tại Thuế Quang Huy

Bạn đang tìm kiếm một dịch vụ đáng tin cậy để đăng ký địa điểm kinh doanh? Công ty Thuế Quang Huy là đơn vị có hơn 13 năm kinh nghiệm về cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và thuế uy tín dành cho bạn.

Tại Thuế Quang Huy, chúng tôi cam kết rằng:

  • Với mức phí trọn gói chỉ từ 1.000.000đ, nhân viên Thuế Quang Huy sẽ đại diện cho khách hàng trong mọi thủ tục liên quan, giao Giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh tận nơi sau 3 ngày làm việc.
  • Trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ không phải đóng bất kỳ chi phí phát sinh nào khác (trừ khi có yêu cầu dịch vụ khác tư vấn ban đầu).
  • Lươn đảm bảo sự tiện lợi và minh bạch cho khách hàng, từ khâu tư vấn đến hỗ trợ thực hiện, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức tối đa.
dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh
Dịch vụ đăng ký địa điểm kinh doanh trọn gói tại Thuế Quang Huy

Một số câu hỏi thường gặp

Thành lập địa điểm kinh doanh mới có được miễn lệ phí môn bài không?

Nếu địa điểm kinh doanh được thành lập trong thời gian doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài, thì địa điểm kinh doanh mới sẽ được hưởng chính sách miễn lệ phí môn bài.

Điều này được quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, trong đó liệt kê các cá nhân kinh doanh, tổ chức giáo dục công lập, doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng trường hợp cụ thể(1).

Công ty được thành lập tối đa bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Số lượng thành lập địa điểm kinh doanh là không giới hạn.

Văn phòng đại diện có phải địa điểm kinh doanh không?

Theo luật doanh nghiệp 2020 thì có 4 dạng địa chỉ hoạt động kinh doanh là:

  • Trụ sở chính.
  • Trụ sở chi nhánh.
  • Trụ sở văn phòng đại diện.
  • Địa điểm kinh doanh.

Như vậy, Văn phòng đại diện là loại địa chỉ duy nhất của công ty không được triển khai hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có ưu nhược điểm gì so với các hình thức trực thuộc doanh nghiệp khác?

Ưu điểm

  • Có thể thành lập dễ dàng tại các tỉnh
  • Được phát sinh hoạt động kinh doanh so với văn phòng đại diện và thủ tục kê khai thuế đơn giản hơn
  • Thủ tục khi chấm dứt, thay đổi địa điểm kinh doanh đơn giản hơn so với chi nhánh và văn phòng đại diện

Nhược điểm

  • Địa điểm kinh doanh so với với văn phòng đại diện là phải đóng lệ phí thuế môn bài 1.000.000 VNĐ/ năm.
  • Địa điểm kinh doanh với chi nhánh là bất lợi do không có con dấu riêng nên địa điểm kinh doanh sử dụng con dấu chung của công ty. Tuy nhiên, hiện nay các công ty có thể khắc nhiều con dấu nên nhược điểm này được hạn chế ở mức độ nào đó, công ty phải sở hữu hoặc ủy quyền cho một bên ký hợp đồng tại địa điểm để thuận tiện cho việc giao dịch và ký kết hợp đồng.

Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh được không?

Có, hiện nay công ty có thể thành lập địa điểm kinh doanh của công ty hoặc địa điểm kinh doanh của chi nhánh khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Địa điểm kinh doanh có cần mua chữ ký số riêng hay không?

Nếu tại địa điểm kinh doanh không phát sinh những hoạt động mua bán hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh thì không cần mua chữ ký số. Trong trường hợp công ty phát sinh mua bán hàng hoá thì cần mua chữ ký số riêng cho địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh có phải thực hiện khai thuế hàng quý không?

Đối với một địa điểm khác tỉnh nơi hoạt động kinh doanh diễn ra: Địa điểm sử dụng cùng một biểu mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm và gửi thông báo phát hành hóa đơn cho từng địa điểm, kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế nơi địa điểm đặt địa chỉ.

Trường hợp không phát sinh hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh thì không phải kê khai chỉ cần thực hiện: Đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.

Khi nào cần thành lập địa điểm kinh doanh?

Doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh khi có hoạt động kinh doanh ngoài trụ sở chính.

Ví dụ: Công ty A có đăng ký trụ sở chính tại địa chỉ B nhưng có mở thêm 1 cơ sở kinh doanh tại địa điểm C, công ty A phải đăng ký thêm địa điểm kinh doanh tại địa điểm C để có thể hoạt động kinh doanh tại đây.

Nộp hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh ở đâu?

Cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố tại bộ phận một cửa. Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại đó.

Ví dụ, nếu Công ty A muốn lập địa điểm kinh doanh ở tỉnh Bình Dương, họ sẽ nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Bình Dương.

Thời gian để thành lập địa điểm kinh doanh là từ 3-5 ngày làm việc tính từ ngày hồ sơ được nộp và được chấp nhận là hợp lệ.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về hồ sơ và thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh được cập nhật mới nhất, hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần tìm hiểu kĩ hơn, đừng ngần ngại liên hệ với Thuế Quang Huy nhé!


*Nguồn tham khảo:

(1): https://thuvienphapluat.vn/cong-dong-dan-luat/dia-diem-kinh-doanh-co-duoc-mien-le-phi-mon-bai-205813.aspx

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn FDI đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, với vốn thực hiện tăng 7,1%(1). Những tín hiệu tích cực này […]

giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ với dự báo tăng trưởng tăng dần lên 6,0%(1) vào năm 2025, kéo theo nhu cầu chuyển nhượng cổ phần và góp vốn mở rộng kinh doanh. Khi tham gia các hoạt động đầu tư, bạn cần nắm rõ các văn bản […]

Phần mềm kế toán online

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, phần mềm kế toán online đã trở thành giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách linh hoạt và hiệu quả. Với khả năng truy cập từ xa, các phần mềm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu […]

tư cách pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp và việc nắm rõ tư cách pháp nhân giúp cá nhân, tổ chức đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hạn chế rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ […]

Báo cáo thuế là gì?

Thực hiện báo cáo thuế là nghiệp vụ quan trọng của kế toán viên và được thực hiện theo định kỳ. Bằng cách tổng hợp chính xác các số liệu tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý mà tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!