Để tiến xa hơn trong hành trình kinh doanh, việc mở rộng hoạt động thông qua thành lập chi nhánh sẽ là một quyết định chiến lược, đặc biệt đối với các công ty cổ phần. Chi nhánh không chỉ là cơ hội để mở rộng tầm vóc kinh doanh mà còn là cơ sở để tiếp cận thị trường mới, tăng cường hiệu suất hoạt động và tăng cường uy tín thương hiệu.
Tuy nhiên, thành lập chi nhánh công ty cổ phần không đơn giản vì đòi hỏi bạn am hiểu về các quy định cập nhật, thủ tục pháp lý cụ thể. Từ điều kiện thành lập chi nhánh phù hợp đến hoàn thành các bộ hồ sơ đăng ký, rồi trình cơ quan thẩm quyền,…
Hãy theo dõi bài viết dưới đây, Thuế Quang Huy hướng dẫn bạn chi tiết hồ sơ và trình tự thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần mới nhất 2024!
Văn bản pháp luật quy định về thành lập chi nhánh công ty cổ phần
- Điều 40 (được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP) và Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích khái niệm chi nhánh công ty là gì và các quy định về đặt tên chi nhánh.
- Điều 84 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tư cách pháp nhân của chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty, cụ thể các thông tin cần thiết và thủ tục cần thực hiện.
- Khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về các trường hợp chi nhánh công ty có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty.
Chi nhánh công ty cổ phần là gì?
Chi nhánh công ty cổ phần là một đơn vị phụ thuộc của công ty cổ phần, có trách nhiệm thực hiện một phần hoặc toàn bộ các chức năng của công ty mẹ, bao gồm cả việc đại diện cho công ty mẹ theo ủy quyền trong các giao dịch kinh doanh.
Để dễ hiểu hơn thì công ty mẹ ở đây thường là một tập đoàn lớn với trụ sở chính ở một thành phố lớn. Khi muốn mở rộng hoạt động tới một thị trường mới, công ty này không thể tự mình di chuyển toàn bộ cơ sở hoạt động đến đó. Thay vào đó, công ty sẽ thành lập một chi nhánh mới tại địa phương đó.
Ví dụ: Công ty X có trụ sở chính tại thành phố A và muốn mở rộng hoạt động kinh doanh tới thành phố B. Họ có thể thành lập một chi nhánh tại thành phố B để thực hiện các chức năng kinh doanh như bán hàng, quản lý dự án, và đại diện cho công ty mẹ trong các giao dịch tại địa phương. Chi nhánh này sẽ là một phần của công ty X và thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến ngành, nghề kinh doanh của công ty X.
Đặc điểm nổi bật của chi nhánh công ty cổ phần
Chi nhánh của công ty cổ phần (CTCP) có những đặc điểm nổi bật sau:
- Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, phải mang tên của doanh nghiệp.
- Chức năng hoạt động của chi nhánh thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của công ty mẹ.
- Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân và chỉ được thực hiện các hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký hay những quy định của công ty mẹ.
- Công ty cổ phần có quyền thành lập, tạm dừng, hoặc chấm dứt các hoạt động chi nhánh.
- Công ty có quyền thành lập chi nhánh trong và ngoài nước, có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa điểm theo địa giới hành chính. Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh do Chính phủ quy định.
Điều kiện thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Trước khi thực hiện hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
STT | Điều kiện | Nội dung và lưu ý |
1 |
Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp | Đảm bảo rằng công ty đã hoàn thành các thủ tục đăng ký và được công nhận là một doanh nghiệp hợp pháp.
Đồng nghĩa là công ty phải có mã số doanh nghiệp và đã được phân loại vào mã ngành kinh tế tương ứng. |
2 |
Đặt tên cho chi nhánh theo quy định | Tên chi nhánh phải sử dụng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, và phải kèm theo cụm từ “chi nhánh”.
Ví dụ: Tên công ty mẹ: Công ty Cổ phần Thực phẩm Xanh Tên chi nhánh hợp lệ:
|
3 |
Địa chỉ chi nhánh phải phù hợp | Địa chỉ không được đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể dùng để ở, phải phản ánh được vị trí và hoạt động của chi nhánh. |
4 |
Phải đăng ký ngành nghề kinh doanh mà công ty tổng đã đăng ký trước đó | Chi nhánh chỉ được đăng ký kinh doanh trong các ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký trước đó. Điều này đảm bảo hoạt động của chi nhánh sẽ phản ánh chính xác và thống nhất với lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mẹ, không gây ra sự mơ hồ hoặc không nhất quán trong quản lý và điều hành.
Ví dụ, nếu Công ty Cổ phần Thực phẩm Xanh đã đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thực phẩm, thì chi nhánh của công ty cũng chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực này. |
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Trước khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh, bước cơ bản nhưng vô cùng thiết yếu bạn cần làm là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ mọi thông tin và giấy tờ cần thiết theo quy định nhà nước.
Hãy cùng Thuế Quang Huy điểm qua danh sách các tài liệu hồ sơ phải có theo từng trường hợp sau đây:
- Giấy thông báo thành lập chi nhánh công ty cổ phần, sử dụng biểu mẫu tại Phụ lục II-7 ban hành kèm Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT. Lưu ý cần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật.
- Bản sao biên bản cuộc họp Hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh, kèm ký tên và đóng dấu của chủ tọa và thư ký.
- Bản sao Nghị quyết/Quyết định thành lập chi nhánh, kèm ký tên Chủ tịch Hội đồng quản trị.
- Văn bản quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
- Giấy ủy quyền cho đơn vị pháp lý ngoài nộp và nhận kết quả hồ sơ thành lập chi nhánh (nếu có). Ví dụ nếu bạn thuê ngoài dịch vụ Thuế Quang Huy.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của các thành phần liên quan:
- CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ của người đứng đầu chi nhánh
- CMND/CCCD/Hộ chiếu hợp lệ của người được ủy quyền nộp hồ sơ và nhận kết quả (nếu có).
Cơ sở pháp lý: (Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, Khoản 1, khoản 4 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
Trường hợp thành lập chi nhánh công ty cổ phần ở nước ngoài
- Công ty phải tuân thủ quy định của quốc gia nơi công ty thành lập chi nhánh;
- Sau khi chi nhánh được chính thức mở, trong vòng 30 ngày làm việc, công ty phải gửi một thông báo bằng văn bản tới Phòng Đăng ký kinh doanh tại địa điểm đăng ký của công ty;
- Thông báo đi kèm với hồ sơ cần bổ sung thông tin về chi nhánh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Công ty cần cung cấp bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh hoặc tài liệu tương đương;
- Ngoài ra, công ty cũng cần thông báo về việc thành lập chi nhánh ở nước ngoài theo mẫu được quy định tại Phụ lục II-8 của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
Thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần mới nhất
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, trình tự thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần cần tuân theo các bước cụ thể.
- Bạn cần nộp hồ sơ và các giấy tờ liên quan đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Tiếp theo, chờ đợi xét duyệt và phê duyệt từ phía cơ quan chức năng.
- Khi hồ sơ được thông qua, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
Có 3 hình thức đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần theo quy định là nộp trực tiếp hồ sơ, qua bưu điện, và nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Dưới đây Thuế Quang Huy sẽ hướng dẫn chi tiết từng thủ tục cho các doanh nghiệp!
Đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần trực tiếp hoặc qua bưu điện
Đây là hình thức truyền thống và khá phổ biến để các doanh nghiệp gửi hồ sơ trực tiếp tại quầy tiếp nhận hoặc qua bưu điện đến cơ quan đăng ký kinh doanh.
Đối với hình thức này, việc tiếp xúc trực tiếp với cơ quan quản lý có thể giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn cho doanh nghiệp, giúp họ nắm rõ các yêu cầu cụ thể của thủ tục đăng ký. Đặc biệt là những người mới làm thủ tục lần đầu.
- Bước 1: Doanh nghiệp điền đầy đủ và nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh thành lập.
- Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra và thẩm định hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, họ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Trong trường hợp không hợp lệ, Phòng ĐKKD sẽ yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung.
Doanh nghiệp phải thanh toán lệ phí là 50.000 đồng/lần khi nộp hồ sơ trực tiếp
Đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần qua mạng điện tử
Đăng ký qua mạng là phương thức tiện lợi giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí. Lưu ý quan trọng dành cho các doanh nghiệp là tại 1 số thành phố lớn như TP. HCM, Hà Nội, Bình Dương,… hiện nay yêu cầu nộp hồ sơ qua mạng thay vì tiếp nhận hồ sơ trực tiếp.
Nếu lựa chọn thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh công ty online, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
Đăng ký qua mạng sử dụng chữ ký số công cộng
- Bước 1: Người nộp hồ sơ truy cập cổng thông tin quốc gia, điền đầy đủ thông tin, ký xác thực và thanh toán các khoản phí liên quan.
- Bước 2: Sau khi hoàn tất việc gửi hồ sơ, bạn sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ qua mạng.
- Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký, hoặc yêu cầu sửa đổi nếu cần (bạn sẽ nhận được thông báo qua mạng nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
Doanh nghiệp không bị thu lệ phí đối với hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử theo quy định tại khoản 3 Điều 5 trong Thông tư số 47/2019/TT-BTC.
Đăng ký qua mạng sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh
- Bước 1: Thay vì sử dụng chữ ký số, người nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng nhập Cổng thông tin, hoàn tất thông tin và tải lên các tài liệu đính kèm theo yêu cầu. Sau đó, ký xác thực và thanh toán phí liên quan.
Trong trường hợp người nộp hồ sơ ủy quyền cho một cá nhân khác (giả sử ủy quyền cho Thuế Quang Huy thay khách hàng nộp hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử), phải đính kèm giấy ủy quyền gồm thông tin liên hệ của người được ủy quyền để xác thực quá trình nộp hồ sơ đăng ký.
- Bước 2: Khi hoàn tất việc gửi hồ sơ, bạn sẽ nhận được Biên nhận hồ sơ qua mạng.
- Bước 3: Cơ quan Đăng ký kinh doanh thực hiện xét duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký, hoặc yêu cầu sửa đổi nếu cần thiết.
Tương tự như trên, bạn không phải nộp lệ phí khi đăng ký qua mạng điện tử.
Những điều cần làm sau khi thành lập chi nhánh công ty cổ phần
Những công việc cần lưu ý ngay sau khi hoàn tất thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần:
- Mở tài khoản thanh toán cho chi nhánh, giúp quản lý tài chính và giao dịch hàng ngày một cách thuận tiện và minh bạch.
- Thông báo lên cơ quan thuế, kê khai và nộp thuế đúng hạn.
- Trong 30 ngày kể từ ngày chi nhánh có giấy phép kinh doanh, công ty phải kê khai và nộp thuế môn bài.
- Thực hiện khai thuế GTGT cho chi nhánh, đảm bảo tuân thủ quy định khi chi nhánh có trụ sở chính ở một tỉnh khác so với nơi doanh nghiệp mẹ đặt trụ sở chính.
- Làm biển hiệu đúng quy định, treo biển hiệu tại chi nhánh, ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại và cơ quan chủ quản.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử cho chi nhánh tại cơ quan quản lý thuế.
- Thực hiện đầy đủ thủ tục cập nhật thông tin chi nhánh khi có thay đổi về tên, địa chỉ hoặc thông tin khác.
Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty cổ phần nhanh chóng, chuyên nghiệp tại Thuế Quang Huy
Với kinh nghiệm làm việc trên 13 năm cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, công ty TNHH Dịch vụ Kế toán thuế và Cung ứng lao động Thuế Quang Huy đã cung cấp dịch vụ đăng ký thành lập chi nhánh công ty cổ phần trọn gói cho rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên cả nước.
Thuế Quang Huy hỗ trợ quý khách thực hiện đăng ký chi nhánh công ty cổ phần nhanh, gọn, và hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.
Ưu điểm dịch vụ thành lập chi nhánh công ty cổ phần tại Thuế Quang Huy:
- Tiết kiệm thời gian: Khách hàng không cần phải tốn thời gian và chi phí đi lại nhiều lần vì mọi thủ tục đều được giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện. Sau 03 – 04 ngày có GPKD thành lập chi nhánh.
- Chi phí cạnh tranh: Mức giá hợp lý, cạnh tranh nhất thị trường. Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói, uy tín chỉ từ 900.000 đồng.
- Tư vấn chuyên nghiệp: Dịch vụ được thực hiện bởi các chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên tư vấn của Thuế Quang Huy được đào tạo chuyên sâu, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong mọi vấn đề liên quan đến thành lập chi nhánh công ty cổ phần.
- Thủ tục nhanh gọn, hỗ trợ toàn diện: Khách chỉ cần cung cấp cho nhân viên Thuế Quang Huy bản sao có chứng thực của các loại giấy tờ, gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; CCCD/CMND/Hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh; hợp đồng thuê trụ sở (nếu có); quyết định cấp số nhà hoặc Biên bản bàn giao nhà (nếu có). Còn lại nhân viên Thuế Quang Huy sẽ xử lý toàn bộ thủ tục và cập nhật tiến độ kịp thời cho khách hàng.
Câu hỏi thường gặp về mở chi nhánh công ty cổ phần
Nên thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện cho công ty cổ phần?
- Nếu doanh nghiệp cần 1 địa chỉ để hoạt động kinh doanh thì thành lập chi nhánh công ty.
- Nếu doanh nghiệp muốn có 1 địa chỉ để giao dịch với đối tác, khách hàng mà không tiến hành những hoạt động kinh doanh thì nên mở văn phòng đại diện.
Có cần khắc con dấu mới cho chi nhánh hay không?
Việc khắc con dấu mới tùy vào nhu cầu của công ty.
Chi nhánh có được phát hành hóa đơn hay không?
Chi nhánh hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc đều được đăng ký sử dụng hóa đơn.
Chi nhánh công ty cổ phần có tư cách pháp nhân không?
Không. Chi nhánh của công ty cổ phần không có tư cách pháp nhân riêng biệt. Tất cả các hoạt động của chi nhánh đều phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó không có khả năng tham gia vào các quan hệ pháp lý độc lập.
Chi nhánh công ty cổ phần có được ký kết hợp đồng không?
Đươc. Chi nhánh của công ty cổ phần có thể ký kết hợp đồng với các đối tác khác dưới sự ủy quyền và phân công nhiệm vụ từ công ty mẹ. Tuy nhiên, các hợp đồng này phải tuân thủ nội dung và ngành nghề quy định trong giấy phép hoạt động của chi nhánh
Văn phòng công chứng có thể thành lập chi nhánh hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
“Nghiêm cấm tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký.”
Dựa trên quy định này, văn phòng công chứng không được phép thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện hành nghề công chứng ngoài trụ sở chính của mình.
Trường hợp nào chi nhánh công ty cổ phần bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh công ty?
Chi nhánh công ty có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP trong các trường hợp như sau:
- Kê khai thông tin giả mạo trong hồ sơ đăng ký;
- Đã ngừng hoạt động 1 năm mà không thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế theo quy định;
- Do Tòa án quyết định hoặc đề nghị của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thu hồi
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ trọn gói thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh, hãy liên hệ ngay với Thuế Quang Huy nhé!