Hợp đồng dịch vụ cho thấy các thoả thuận đã thống nhất của hai bên và khi ký kết hợp đồng dịch vụ thì cần phải đóng thuế TNCN theo quy định. Vậy tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ như thế nào là chính xác nhất?
Bài viết dưới đây, Thuế Quang Huy sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính thuế TNCN với hợp đồng dịch vụ đơn giản, nhanh chóng. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Hợp đồng dịch vụ là gì?
Hợp đồng dịch vụ có thể hiểu là biên bản ghi lại các thoả thuận cuối cùng của hai bên sau một thời gian thương lượng. Trong đó, phía cung cấp dịch vụ cần thực hiện các công việc mà bên sử dụng dịch vụ yêu cầu trong hợp đồng và phía sử dụng dịch vụ phải thanh toán khoản phí dịch vụ đã sử dụng.
Ngoài ra, đối tượng ký kết hợp đồng dịch vụ là các loại công viên thực hiện được, không trái với đạo đức, các quy chuẩn của xã hội và không được vi phạm pháp luật.
Các điều kiện cần có trong hợp đồng dịch vụ
Ở thực tế, một số ít doanh nghiệp đã làm giả phương thức giao kết các loại hợp đồng dịch vụ để trốn tránh nghĩa vụ đóng các loại như: BHXH, BHYT và BHTN cho người lao động (NLĐ).
Do đó, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng dịch vụ thì cần có các điều khoản như sau:
- Chứng chỉ hành nghề hoặc trình độ chuyên môn phải đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động;
- Biên bản nghiệm thu dịch vụ đã thực hiện hoàn thành;
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
- Chứng từ thanh toán.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ
Căn cứ ở Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, các khoản thu nhập chịu thuế TNCN được quy định gồm:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công và những khoản mang tính chất tiền lương, tiền công với hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;
- Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức khác như: tiền tham gia các dự án, đề án, nhuận bút, tiền dịch vụ quảng cáo, tiền dịch vụ khác,…
Vì vậy, loại hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động sẽ thuộc diện tính thuế TNCN nếu có phát sinh thu nhập. Khi đó, tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ sẽ được xác định như sau:
- Trường hợp 1: Tổng mức thu nhập tính trên tháng dưới 2.000.000 đồng/lần thì sẽ không thực hiện khấu trừ thuế TNCN.
- Trường hợp 2: Theo quy định ở Khoản I, Mục 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần, ký hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng thì tiến hành thực hiện khấu trừ mức 10% trên thu nhập trước khi thanh toán với người lao động.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ như sau:
Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 10%
Trong đó: Thu nhập tính thuế TNCN là tổng thu nhập không giảm trừ các khoản như giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc cũng như các khoản miễn thuế,…
Lưu ý:
(1) Người lao động cần cung cấp cho người sử dụng lao động CMND/CCCD và mã số thuế cá nhân để thực hiện kê khai thuế TNCN.
(2) Khi người lao động làm bản cam kết ước tính tổng thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế TNCN trong năm dương lịch, yêu cầu doanh nghiệp tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN tại nguồn. Điều kiện để làm bản cam kết gồm:
-
- Tại thời điểm làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN thì người lao động đã có mã số thuế cá nhân;
- Cá nhân chỉ có thu nhập phát sinh duy nhất tại một nơi;
- Tổng thu nhập trong năm dương lịch ước tính chưa đến mức tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ theo quy định.
- Trường hợp 3: Nếu cá nhân ký hợp đồng dịch vụ từ 3 tháng trở lên và có tổng thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần thì sẽ thực hiện khấu trừ thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần đã được quy định tại Khoản b, Mục 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Do đó, cách tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ được tính theo công thức như sau:
Số tiền thuế TNCN = Thu nhập tính thuế (1) x Thuế suất (2)
Trong đó:
(1) Thu nhập tính thuế là tổng thu nhập không có thực hiện giảm trừ các khoản như giảm trừ gia cảnh bản thân, người phụ thuộc và các khoản miễn thuế.
(2) Bảng biểu thuế lũy tiến từng phần:
Bậc | Thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Thuế suất |
1 | Đến 5 | Đến 60 | 5% |
2 | Trên 5 đến 10 | Trên 60 đến 120 | 10% |
3 | Trên 10 đến 18 | Trên 120 đến 216 | 15% |
4 | Trên 18 đến 32 | Trên 216 đến 384 | 20% |
5 | Trên 32 đến 52 | Trên 384 đến 624 | 25% |
6 | Trên 52 đến 80 | Trên 624 đến 960 | 30% |
7 | Trên 80 | Trên 960 | 35% |
Lưu ý:
- Để kê khai thuế TNCN thì người lao động cần cung cấp bao gồm CMND/CCCD và MST cá nhân.
- Biểu tính thuế rút gọn dựa vào Phụ lục 01/PL-TNCN.
Điều kiện không bị trừ thuế TNCN với hợp đồng dịch vụ
Căn cứ vào Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC, điều kiện để không bị trừ thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng dịch vụ đã quy định gồm:
- Bên cung cấp dịch vụ phải có mã số thuế cá nhân ở thời điểm được ký kết hợp đồng dịch vụ;
- Phía cung cấp dịch vụ chỉ được có nguồn thu nhập ở một nơi. Thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ được thực hiện nếu bên cung cấp dịch vụ có 2 nơi thu nhập trở lên;
- Sau khi thực hiện giảm trừ gia cảnh thì tổng mức thu nhập chịu thuế của bên cung cấp dịch vụ chưa đến mức thực hiện nộp thuế TNCN.
Câu hỏi liên quan về việc nộp thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ
Công ty H ký hợp đồng thời vụ với anh A dưới 3 tháng. Theo thỏa thuận trong hợp đồng, mức chi trả lương hàng tuần đếu dưới 2.000.000 đồng/lần chi trả. Vậy trường hợp này anh A có chịu thuế TNCN không?
Đầu tiên cần xác định tổng hợp tính trên 1 tháng của A xem có phải chịu thuế TNCN không. Trong tình huống này sẽ có 02 trường hợp như sau:
- Trường hợp 1: Tổng thu nhập của anh A dưới 2.000.000đ/tháng thì sẽ không cần thực hiện khấu trừ thuế TNCN;
- Trường hợp 2: Tổng thu nhập của anh A trên 2.000.000đ/tháng thì sẽ phải thực hiện khấu trừ 10% trên tổng thu nhập trước khi công ty H thanh toán cho anh A. Điều này đã có hướng dẫn cụ thể ở Công văn số 9611/CT- TTHT của Cục Thuế TP. HCM.
Bên cung cấp dịch vụ có tổng thu nhập dưới 2 triệu đồng/lần thì bên sử dụng dịch vụ nên làm gì?
Trong trường hợp, bên cung cấp dịch vụ có tổng thu nhập dưới 2.000.000 đồng/lần/tháng thì không phải tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ.
Để không bị tính thuế thu nhập cá nhân từ hợp đồng dịch vụ thì cần bổ sung các loại giấy tờ gì?
Để chứng minh miễn thuế TNCN với hợp đồng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ cần cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành dịch vụ hoặc giấy thanh lý hợp đồng;
- Các chứng từ thanh toán cho phía cung cấp dịch vụ;
- Bản photo CCCD/CMND hoặc hộ chiếu vẫn còn hiệu lực của phía cung cấp dịch vụ.
Công ty H hoạt động lĩnh vực xây dựng, thường thuê lao động theo nhu cầu phát sinh phục vụ cho việc thi công công trình. Việc ký hợp đồng với người lao động dưới 3 tháng và ký nhiều lần trong năm thì nghĩa vụ thuế TNCN được tính như thế nào?
Công ty H ký hợp đồng theo nhu cầu phát sinh dịch vụ cho thi công công trình với NLĐ dưới 3 tháng. Theo đó, trong năm tài chính, nếu công ty H ký hợp đồng nhiều lần và không liên tục (chỉ ký khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ) thì cả năm cá nhân có tổng thời gian lao động từ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Vì vậy, công ty H sẽ tiến hành thực hiện tạm khấu trừ thuế của cá nhân dựa trên Biểu thuế lũy tiến từng phần tính trên thu nhập tháng.
Trên đây là những thông tin về cách tính thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ một cách chi tiết nhất. Thuế Quang Huy hy vọng rằng các thông tin này sẽ hữu ích với bạn đọc khi thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân với hợp đồng dịch vụ nhé.
Nếu còn bất kỳ vướng mắc nào thì hãy liên hệ với Thuế Quang Huy qua hotline: 0917.371.518 – 0286.2553.948 để được hỗ trợ nhé!