Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Thuế TNDN hoãn lại là gì? Cách tính thuế thu nhập hoãn lại

Thuế thu nhập hoãn lại
Nội dung chính:

Ngoài các loại thuế như Thuế giá trị gia tăng (VAT), Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thì thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng trong việc kê khai và lập báo cáo tài chính.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản thuế phát sinh từ sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế trong cùng năm. Do đó, nghiệp vụ ghi nhận bút toán đúng cách giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác nghĩa vụ thuế tương lai và đảm bảo tính minh bạch trong các tài liệu tài chính.

Trong bài viết này, Thuế Quang Huy sẽ trình bày chi tiết thông tin và nguyên tắc hạch toán thuế TNDN hoãn lại theo đúng quy định pháp luật hiện hành. Mời bạn theo dõi!

Thuế thu nhập hoãn lại là gì?

Khái niệm thuế hoãn lại

Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế doanh nghiệp sẽ phải nộp hoặc được hoàn lại, phát sinh từ sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế trong năm hiện hành. Khoản thuế này không phải trả vào thời điểm hiện tại mà sẽ được ghi nhận vào báo cáo tài chính và thực hiện thanh toán vào các kỳ tiếp theo.

Thuế TNDN hoãn lại là gì
Thuế TNDN hoãn lại là gì

Nguyên nhân phát sinh thuế TNDN hoãn lại 

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại xuất hiện khi giá trị ghi sổ kế toán của tài sản hoặc nợ phải trả khác với cơ sở tính thuế. Việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại giúp doanh nghiệp đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch, phản ánh đầy đủ nghĩa vụ thuế trong tương lai.

Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 (VAS 17) ban hành theo Quyết định 12/2005/QĐ-BTC, sự chênh lệch này tạo ra hai loại thuế thu nhập hoãn lại.

  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh khi doanh nghiệp ghi nhận chi phí kế toán cao hơn so với thuế, dẫn đến giảm thuế phải nộp trong kỳ hiện tại, nhưng sẽ phải nộp thuế nhiều hơn trong tương lai.
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải thu ghi nhận thu nhập trước thời điểm thu nhập chịu thuế, dẫn đến thuế phải nộp cao hơn trong kỳ hiện tại, nhưng sẽ được hoàn lại trong tương lai.
thue tndn hoan lai
Đặc điểm thuế thu nhập hoãn lại

Vai trò quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Thuế TNDN hoãn lại phản ánh sự chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận tính thuế, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu tài chính quan trọng. Vì thế, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đóng vai trò cụ thể như sau.

  • Đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính: Khoản thuế được ghi nhận dưới dạng tài sản hoặc nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán, ảnh hưởng tới tính chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Quản lý dòng tiền hiệu quả: Việc xác định khoản thuế TNDN hoãn phải thu hay phải trả tác động đến kế hoạch tài chính. Doanh nghiệp nắm bắt rõ các khoản chi phí sẽ chuẩn bị nguồn tiền đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời mà không bị thiếu hụt, gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh.
  • Giảm rủi ro pháp lý: Trình bày rõ ràng các loại thuế bao gồm thuế thu nhập hoãn lại trong báo cáo tài chính sẽ giảm rủi ro sai phạm các quy định pháp lý trong các đợt kiểm toán định kỳ của cơ quan nhà nước.
  • Tăng cường minh bạch và uy tín: Hạch toán chính xác các khoản thuế trong quá trình hoạt động giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch trong báo cáo tài chính. Từ đó tăng cường uy tín với nhà đầu tư, đối tác và cơ quan nhà nước. Đây là yếu tố hỗ trợ trong việc huy động vốn và mở rộng kinh doanh.
Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
Vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Một số quy định khi hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Khi hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại, bạn cần tuân thủ các quy định cụ thể để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp trong báo cáo tài chính dưới đây.

  • Không hạch toán từ giao dịch vốn: Khi doanh nghiệp thực hiện các giao dịch có ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại từ những giao dịch này. Có nghĩa là, thuế hoãn lại phát sinh từ các giao dịch vốn không được phản ánh trong báo cáo tài chính.
  • Thực hiện kết chuyển cuối kỳ: Cuối mỗi kỳ, kế toán cần ghi nhận chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phát sinh và số thuế đã xác định vào tài khoản 911 (xác định kết quả kinh doanh).
  • Điều chỉnh khi hoàn nhập: Nếu trong các kỳ sau, tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn lại, kế toán cần điều chỉnh lại tài sản thuế này để phản ánh đúng số tiền thực tế.
  • Tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật: Nguyên tắc hạch toán được căn cứ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Luật Thuế TNDN.
Quy định hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại
Quy định hạch toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Cơ sở tính thuế thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại hình thành từ các chênh lệch tạm thời được phép khấu trừ.

Khi khoản tiền chưa được trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm hiện tại nhưng đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính, cần tính thuế thu nhập hoãn lại. Điều này phản ánh số tiền thuế sẽ được hoàn lại trong các kỳ kế toán tiếp theo.

Công thức tính = Chênh lệch tạm thời được khấu trừ x Thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Giả sử doanh nghiệp dự định sửa chữa tài sản cố định trị giá 500 triệu đồng, đã ghi nhận trong báo cáo tài chính năm 2024 nhưng sẽ thực hiện chi tiền vào năm 2025. Do đó, chi phí này chỉ được khấu trừ thuế trong năm 2025, dẫn đến khoản chênh lệch thuế thu nhập hoãn lại.

  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 500 triệu đồng
  • Thuế suất thuế TNDN: 20%
  • Tài sản thuế thu nhập hoãn lại = 500 triệu đồng x 20% = 100 triệu đồng.

Doanh nghiệp sẽ ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại trị giá 100 triệu đồng, phản ánh thuế sẽ được hoàn lại trong các kỳ sau.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do giá trị khấu trừ của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng được chuyển sang các năm sau.

Khi doanh nghiệp kinh doanh lỗ và chưa giải quyết xong trong cùng năm tài chính thì sẽ được chuyển sang các năm có lãi sau để bù trừ vào thu nhập chịu thuế (không quá 5 năm).

Công thức tính = Giá trị khấu trừ chuyển sang năm sau x Thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Ví dụ về thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại như sau: Doanh nghiệp A kinh doanh lỗ 500 triệu đồng trong năm 2023 và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Khoản lỗ này chưa sử dụng hết trong năm 2023 và sẽ được chuyển sang năm 2024.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp A sẽ là: 500 triệu x 20% = 100 triệu đồng.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa được sử dụng.

Trường hợp này phát sinh khi doanh nghiệp có các ưu đãi miễn/giảm thuế chưa áp dụng hết trong kỳ kế toán hiện tại thì sẽ được chuyển sang các kỳ sau. Để ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại, doanh nghiệp cần dự báo có đủ thu nhập chịu thuế trong các kỳ sau để có thể tận dụng các ưu đãi thuế này.

Công thức tính = Giá trị ưu đãi thuế chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Giả sử, công ty A có khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong năm 2024 là 500 triệu đồng vì thuộc trường hợp giảm thuế dự án đầu tư đặc biệt. Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20%.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các kỳ tiếp theo là: 500 triệu đồng x 20% = 100 triệu đồng.

Cơ sở tính thuế TNDN hoãn lại
Cơ sở tính thuế TNDN hoãn lại

Cách tính thuế TNDN hoãn lại

Cách xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Để xác định khoản thuế TNDN hoãn lại chính xác, bạn cần lưu ý 2 yếu tố sau.

  • Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Khi doanh nghiệp ghi nhận chi phí mà chưa được trừ vào thu nhập chịu thuế trong cùng thời điểm phát sinh, dẫn đến khoản thuế phải trả trong tương lai.
  • Hoàn thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Nếu doanh nghiệp đã ghi nhận thuế hoãn lại phải trả trong các năm trước nhưng năm nay có sự điều chỉnh hoặc hoàn trả, khoản chi phí này sẽ được điều chỉnh lại.

Công thức tính = Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Cách tính thuế TNDN hoãn lại
Cách tính thuế TNDN hoãn lại

Ví dụ, nếu doanh nghiệp có chênh lệch tạm thời chịu thuế là 1 tỷ đồng và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, thì thuế thu nhập hoãn lại phải trả là: 1 tỷ x 20% = 200 triệu đồng.

Ngoài ra, có hai trường hợp xảy ra trong quá trình xác định dưới dây.

  • Trường hợp 1: Nếu số tiền hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế hoãn lại đã hoàn nhập từ các năm trước, số chênh lệch sẽ được bổ sung vào số thuế hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế.
  • Trường hợp 2: Nếu số thuế phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế hoãn lại đã hoàn, số chênh lệch sẽ được ghi giảm và giảm chi phí thuế.

Nếu có sự thay đổi về chính sách kế toán hoặc phát hiện sai sót trong các năm trước, kế toán sẽ phải điều chỉnh lại số thuế thu nhập hoãn lại phải trả. Các điều chỉnh này sẽ được ghi nhận bổ sung vào số thuế hoãn lại phải trả cho các năm trước.

Các tình huống chênh lệch tạm thời 

Có 03 tình huống chênh lệch tạm thời, chi tiết như sau.

  • Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi.
    • Giá trị ghi sổ của tài sản cao hơn cơ sở tính thuế của tài sản.
    • Giá trị ghi sổ của nợ phải trả thấp hơn cơ sở tính thuế của nợ phải trả.

Ví dụ: Doanh nghiệp mua tài sản cố định với giá trị ghi sổ 100 triệu đồng, trong khi cơ sở tính thuế của tài sản chỉ là 80 triệu đồng. Khi thu hồi tài sản, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế trên phần chênh lệch 20 triệu đồng.

  • Chênh lệch tạm thời được khấu trừ xảy ra khi.
    • Giá trị ghi sổ của tài sản thấp hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó
    • Giá trị ghi sổ của nợ phải trả cao hơn cơ sở tính thuế của nợ phải trả

Ví dụ: Doanh nghiệp ghi nhận chi phí phải trả cho nhà cung cấp là 50 triệu đồng trong báo cáo tài chính, nhưng chưa được khấu trừ theo thuế. Khi khoản chi này được thanh toán, doanh nghiệp sẽ có thể khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong kỳ sau, giảm số thuế phải nộp.

  • Chênh lệch tạm thời về thời gian xuất hiện khi thu nhập hoặc chi phí được ghi nhận trong kỳ kế toán nhưng chưa được tính thuế. Đây là sự khác biệt về thời gian thu thuế hoặc khấu trừ thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 100 triệu đồng từ việc bán hàng trong kỳ kế toán hiện tại. Tuy nhiên, theo quy định thuế, doanh thu này chỉ được ghi nhận khi hàng hóa thực sự được giao vào kỳ sau. Sự khác biệt này tạo ra chênh lệch tạm thời về thời gian và ảnh hưởng đến số khoản tiền phải nộp.

Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại

Khoản thuế thu nhập hoãn lại được hạch toán vào tài khoản 243 và được chia thành 2 trường hợp.

Phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế TNDN hoãn lại

  • Ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu phát sinh trong kỳ lớn hơn số được hoàn nhập, hạch toán như sau:
    • Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    • Có TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
  • Ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại khi phát sinh trong kỳ nhỏ hơn số được hoàn nhập, hạch toán như sau:
    • Nợ TK 8212: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
    • Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Giả sử doanh nghiệp có chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong kỳ là 50 triệu đồng và hoàn nhập từ kỳ trước là 70 triệu đồng. Thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20%.

  • Ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Chênh lệch tạm thời 50 triệu đồng × 20% = 10 triệu đồng
    • Nợ TK 243: 10.000.000
    • Có TK 8212: 10.000.000
  • Ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Hoàn nhập 70 triệu đồng × 20% = 14 triệu đồng
    • Nợ TK 8212: 14.000.000
    • Có TK 243: 14.000.000

Hồi tố hoặc điều chỉnh sai sót trọng yếu của năm trước

  • Ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    • Nợ TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    • Có TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
  • Ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại
    • Nợ TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
    • Có TK 243: Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Ví dụ: Doanh nghiệp phát hiện sai sót trong việc tính toán thuế thu nhập hoãn lại của năm trước và cần điều chỉnh lại.

  • Doanh nghiệp phát hiện cần tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại 15 triệu đồng từ lợi nhuận chưa phân phối của năm trước.
    • Nợ TK 243: 15.000.000
    • Có TK 4211: 15.000.000
  • Điều chỉnh giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại 10 triệu đồng của lợi nhuận chưa phân phối của năm trước.
    Hạch toán:

    • Nợ TK 4211: 10.000.000
    • Có TK 243: 10.000.000

Câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập hoãn lại

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là gì?

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế TNDN sẽ được hoàn lại trong tương lai, xuất phát từ các chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi nhận theo nguyên tắc kế toán và thuế. Ví dụ, khi một doanh nghiệp ghi nhận chi phí khấu hao theo quy định thuế cao hơn so với kế toán, khoản chênh lệch này sẽ được khấu trừ trong các kỳ sau khi doanh nghiệp có lợi nhuận tính thuế.

Thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận khi nào?

Thời điểm thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận đã được Thuế Quang Huy nêu rõ tại mục 1.2. Nguyên nhân phát sinh thuế TNDN hoãn lại

Chi phí thuế TNDN hoãn lại là gì?

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản thuế mà doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai. Khoản chi phí này xuất phát từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại phải trả trong năm hiện tại hoặc từ việc điều chỉnh thuế TNDN hoãn lại từ các năm trước.

Tóm lại, thuế thu nhập hoãn lại phản ánh sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và lợi nhuận chịu thuế. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm bắt đầy đủ kiến thức quan trọng về khoản thuế này, bao gồm phương thức tính và nguyên tắc hạch toán theo quy định pháp luật hiện hành.

Bên cạnh đó, các điều khoản liên quan đến thuế rất phức tạp, yêu cầu doanh nghiệp phải nắm vững các quy định pháp lý và nghiệp vụ hạch toán để tránh sai sót. Thuế Quang Huy sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến giải pháp tối ưu hóa chi phí thuế hợp pháp.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

hạch toán chiết khấu thanh toán
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Chiết khấu thanh toán là gì? Hạch toán chiết khấu thanh toán

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán làm chiến lược khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và hạn chế các khoản nợ xấu. Khoản chiết khấu này cần được hạch toán cẩn thận để phản ánh chính xác các khoản giảm […]

Bài viết mới nhất

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tính đến ngày 30/11/2024, tổng vốn FDI đạt gần 31,4 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước, với vốn thực hiện tăng 7,1%(1). Những tín hiệu tích cực này […]

giấy chứng nhận sở hữu cổ phần

Tình hình kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục mạnh mẽ với dự báo tăng trưởng tăng dần lên 6,0%(1) vào năm 2025, kéo theo nhu cầu chuyển nhượng cổ phần và góp vốn mở rộng kinh doanh. Khi tham gia các hoạt động đầu tư, bạn cần nắm rõ các văn bản […]

Phần mềm kế toán online

Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng, phần mềm kế toán online đã trở thành giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp quản lý tài chính một cách linh hoạt và hiệu quả. Với khả năng truy cập từ xa, các phần mềm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu […]

tư cách pháp nhân là gì

Tư cách pháp nhân là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp và việc nắm rõ tư cách pháp nhân giúp cá nhân, tổ chức đảm bảo hoạt động kinh doanh đúng pháp luật và hạn chế rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ […]

Báo cáo thuế là gì?

Thực hiện báo cáo thuế là nghiệp vụ quan trọng của kế toán viên và được thực hiện theo định kỳ. Bằng cách tổng hợp chính xác các số liệu tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định pháp lý mà tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao hiệu quả […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

hạch toán chiết khấu thanh toán
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Chiết khấu thanh toán là gì? Hạch toán chiết khấu thanh toán

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt nhiều doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán làm chiến lược khuyến khích khách hàng thanh toán sớm và hạn chế các khoản nợ xấu. Khoản chiết khấu này cần được hạch toán cẩn thận để phản ánh chính xác các khoản giảm […]

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!