Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân bất thường theo quy định

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường là gì?
Nội dung chính:

Không chỉ nộp thuế từ nguồn thu nhập tính thuế cố định mà một số trường hợp thì cá nhân sẽ phải chịu thêm khoản thuế thu nhập cá nhân bất thường. Vậy thuế thu nhập cá nhân bất thường là gì? Khi nào phải đóng loại thuế này? Và cách tính thuế thu nhập cá nhân bất thường ra sao? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Thuế thu nhập bất thường là gì? Căn cứ pháp lý

Thuế thu nhập bất thường là thuế TNCN mà cá nhân phải nộp khi có các khoản thu nhập phát sinh không thường xuyên. Khoản thu nập này chỉ phát sinh ở các trường hợp như: làm việc thời vụ, làm thêm giờ (ngoài giờ làm việc hành chính),…

Để hiểu rõ hơn về luật thuế thu nhập bất thường thì bạn cần căn cứ pháp lý vào các Thông tư, Nghị định sau:

  • Thông tư 111/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn Luật Thuế TNCN, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN, có hiệu lực thi hành ngày 01/10/2013;
  • Nghị định 125/2020/NĐ-CP về các quy định xử phạt hành chính về thuế, hoá đơn và có hiệu lực ngày 05/12/2022;
  • Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều trong Luật quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và có hiệu lực ngày 01/01/2022;
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC liên quan đến các hướng dẫn thực hiện thuế GTGT và thuế TNCN dành cho cá nhân có hoạt động kinh doanh, hiệu lực thi hành từ ngày 30/07/2015.
Căn cứ pháp lý tính thuế
Căn cứ pháp lý tính thuế

Các trường hợp phải nộp thuế thu nhập bất thường

Theo quy định ở Điểm i, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập bất thường là khoản thuế mà người lao động phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nhà nước thuộc trong các trường hợp sau:

  • Người lao động không ký hợp đồng lao động với tổ chức/cá nhân chi trả thu nhập (tiền lương, tiền công, tiền thù lao,…);
  • Người lao động ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên;
  • Nếu người lao động ký hợp đồng thử việc 02 tháng nhưng không tiếp tục ký hợp đồng chính thức hoặc chỉ ký hợp đồng cộng tác viên (CTV) thì sẽ bị thu thuế thu nhập bất thường tạm thời theo quy định.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân bất thường 

Đối với khoản thu nhập không thường xuyên sẽ có nhiều trường hợp để tính thuế thu nhập bất thường. Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu chi tiết các trường hợp để tính thuế nhé.

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường từ tiền lương, tiền công

Căn cứ vào Điểm i, Khoản 1, Điều 25 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân bất thường từ tiền lương, tiền công được quy định như sau:

  • Cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo quy định Điểm c, d Khoản 2 Điều 2 cùng Thông tư) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng với tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì cần phải khấu trừ thuế tại nguồn trước khi chi trả cho cá nhân;
  • Mức khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% trên thu nhập.

Do vậy, công thức để tính thuế TNCN bất thường phát sinh từ tiền lương, tiền công hoặc khoản thu nhập mang tính chất tiền lương, tiền công là:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%

Ví dụ về cách tính thuế:

Chị L hiện là cộng tác viên Content SEO cho một website về du lịch với mức thu nhập là 350.000 đồng/bài viết. Tháng 04/2024, chị L đã viết được 7 bài viết và nhận được thu nhập là: 350.000 x 7 = 2.450.000 đồng.

Do vậy, số tiền thuế TNCN mà chị L phải nộp = 2.450.000 x 10% = 245.000 đồng.

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường từ tiền lương, tiền công
Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường từ tiền lương, tiền công

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường từ đầu tư vốn 

Một số trường hợp mà cá nhân nhận được khoản thu nhập từ đầu tư vốn sẽ được tính thuế TNCN bất thường:

  • Tiền lãi mà cá nhân cho tổ chức/doanh nghiệp vay dựa trên hợp đồng cho vay;
  • Cá nhân nhận cổ tức từ góp vốn khi mua cổ phần hay phần lợi nhuận mà cá nhân được chia khi tham gia góp vốn vào hợp tác xã, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 2 thành viên trở lên, hợp đồng hợp tác kinh doanh;
  • Tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc sở hữu tín phiếu, trái phiếu hoặc các giấy tờ giá trị khác đã được phát hành từ những tổ chức trong nước. Tuy nhiên, một số khoản tiền lãi không phải tính thuế như: tiền lãi gửi tín dụng, lãi trái phiếu của Chính phủ, ngân hàng nước ngoài;
  • Phần tăng thêm giá trị vốn góp nếu công ty đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, giải thể, tách, chia, sáp nhập hay hợp nhất doanh nghiệp với nhau.
Tính thuế TNCN bất thường từ đầu tư vốn
Tính thuế TNCN bất thường từ đầu tư vốn

Để tính thuế TNCN bất thường từ đầu tư vốn, áp dụng công thức sau:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập x Thuế suất 5%

Tham khảo 02 ví dụ sau để hiểu rõ hơn về cách tính:

a) Chị H cho công ty L vay với số tiền là 200.000.000 đồng, mức lãi suất là 13%/năm. Tiền lãi sẽ được nhận vào cuối mỗi năm. Theo đó, ngày 31/12/2023 chị H nhận được tiền lãi là 200.000.000 x 15% = 30.000.000 đồng.

Số tiền thuế TNCN mà chị H phải nộp = 30.000.000 x 5% = 1.500.000 đồng.

b) Anh T có góp vốn để thành lập công ty TNHH 2 thành viên và sau 01 năm thì công ty đã kinh doanh có lãi. Lợi nhuận sau thuế của công ty này là 200.000.000 đồng và công ty đã chi số lợi nhuận cho những thành viên góp vốn. Anh T đã nhận được lãi vốn góp là 30.000.000 đồng.

Số tiền thuế TNCN mà anh T phải nộp = 30.000.000 x 5% = 1.500.000 đồng.

Tính thuế TNCN bất thường từ chuyển nhượng vốn, chứng khoán

a) Đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn:

Cá nhân góp vốn vào công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh, công ty TNHH. Sau đó, cá nhân thực hiện chuyển nhượng một phần hay toàn bộ số vốn đã đầu tư ở công ty cũ sang cho một hoặc nhiều tổ chức/cá nhân mới. Phần thu nhập phát sinh từ việc này chính là thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Đồng thời, thuế suất thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn được áp dụng theo biểu thuế toàn phần. Cá nhân sẽ khấu trừ 20% thuế TNCN trên phần thu nhập phát sinh đó và nộp vào ngân sách nhà nước.

Do đó, công thức để tính thuế TNCN bất thường khi chuyển nhượng vốn góp là:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = (Giá chuyển nhượng – Giá trị vốn góp ban đầu) x Thuế suất 20%

Ví dụ: Năm 2023, chị L tham gia góp vốn để thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Số vốn góp của chị là 50.000.000 đồng, tương ứng tỷ lệ vốn 30% của công ty. Đến năm 2024, chị L đã chuyển nhượng toàn bộ số vốn này cho chị T với mức giá chuyển nhượng là 70.000.000 đồng.

Vậy, số tiền thuế TNCN chị L phải nộp = (70.000.000 – 50.000.000) x 20% = 4.000.000 đồng.

b) Đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán:

Thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán là khoản thu nhập khi thực hiện:

  • Chuyển nhượng cổ phiếu: chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần;
  • Quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tín phiếu;
  • Quyền mua chứng chỉ quỹ và những loại chứng khoán khác.

Bên cạnh đó, thuế suất để tính thuế TNCN khi cá nhân chuyển nhượng chứng khoán là 0,1% dựa trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần phát sinh.

Công thức tính thuế TNCN là:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán theo từng lần x Thuế suất 0,1%

Lưu ý rằng, khi thực hiện quyết toán thuế thì cá nhân cần áp dụng cách tính thuế như thu nhập từ chuyển nhượng vốn và sẽ trừ đi số thuế đã nộp tạm thời 0,1% trong năm tính thuế.

Ví dụ: Năm 2023, chị K đã tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần là 70.000.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ góp vốn là 50%. Đến tháng 04/2024, chị K đã chuyển nhượng toàn bộ số vốn này cho chị T. Giá chuyển nhượng là 100.000.000 đồng.

Do đó, số tiền thuế TNCN chị K phải nộp = 100.000.000 x 0,1% = 100.000 đồng.

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường khi chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ các nguồn như:

  • Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các tài sản khác gắn liền với đất;
  • Chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở;
  • Chuyển quyền thuê mặt nước, thuê đất.

Để tính thuế thu nhập cá nhân bất thường phát sinh từ việc chuyển nhượng bất động sản, sử dụng công thức:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Giá chuyển nhượng BĐS từng lần x Thuế suất 2%

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì việc chuyển nhượng bất động sản sẽ được miễn thuế TNCN bất thường, gồm:

  • Chuyển nhượng bất động sản trong mối quan hệ nhân thân như: vợ với chồng, bố mẹ và con đẻ, bố mẹ nuôi và con nuôi, ông bà ngoại với cháu ngoại, ông bà nội và cháu nội, các anh em ruột với nhau hoặc bố mẹ chồng với con dâu;
  • Khi thực hiện chuyển nhượng, cá nhân chỉ có duy nhất một bất động sản;
  • Một số trường hợp khác được quy định cụ thể ở Điều 3 của Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản
Cách tính thuế TNCN khi chuyển nhượng bất động sản

Tính thuế thu nhập cá nhân bất thường khi trúng thưởng, từ quà tặng, thừa kế

Các khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ trúng thưởng, như:

  • Trúng thưởng từ xổ số mà nhà nước phát hành hoặc những hình thức xổ số khuyến mại khác khi cá nhân mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ, kể cả trúng thưởng bằng tiền hay hiện vật;
  • Trúng thưởng trong những trò chơi, cuộc thi có thưởng hoặc trong casino;
  • Quà biếu, quà tặng bằng hiện vật được các tổ chức/cá nhân ở nước ngoài gửi về cho cá nhân tại Việt Nam dưới mọi hình thức, gồm:
  • Quà tặng là chứng khoán, bất động sản, phần vốn góp;
    • Quà tặng là tài sản mà cá nhân phải đăng ký quyền sở hữu và quyền sử dụng với cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền như: xe máy, xe ô tô, tàu thủy, du thuyền, máy bay,…
    • Đối với các quà tặng không đăng ký quyền sở hữu, sử dụng như tủ lạnh, tivi hoặc quà tặng bằng tiền thì cá nhân sẽ không phải đóng thuế TNCN.

Công thức để tính thuế TNCN từ trúng thưởng, quà tặng, thừa kế là:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = (Phần giá trị giải thưởng/Phần giá trị hiện vật được tặng – 10.000.000) x Thuế suất 10%

Ví dụ: Khi mua sữa cho con, chị T đã tham gia chương trình bốc thăm trúng thưởng ở cửa hàng. Chị T đã trúng thưởng 01 chiếc xe máy có giá trị là 35.000.000 đồng.

Theo công thức tính thuế, số tiền thuế TNCN mà chị T phải nộp cho NSNN = (35.000.000 – 10.000.000) x 10% = 2.500.000 đồng.

Tính thuế TNCN bất thường từ khoản thu nhập khác

Một số khoản thu nhập khác cũng phải chịu thuế TNCN bất thường như: chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ. Cụ thể như:

  • Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp như bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,…;
  • Chuyển giao, chuyển nhượng quyền tác giả trong những tác phẩm văn học, nghệ thuật;
  • Chuyển giao bí mật kỹ thuật, giải pháp hợp lý hóa sản xuất, giải pháp đổi mới công nghệ;
  • Nhượng quyền thương mại.

Thuế thu nhập cá nhân bất thường từ những khoản thu nhập kể trên sẽ được tính:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = (Phần thu nhập cá nhân nhận được – 10.000.000) x Thuế suất 5%

Ví dụ: Anh T đã bán lại quyền tác giả của tác phẩm văn học vào tháng 03 với mức giá là 200.000.000 đồng.

Do đó, số tiền thuế TNCN mà anh T phải nộp = (200.000.000 – 10.000.000) x 5% = 9.500.000 đồng.

Không đóng thuế thu nhập bất thường được không?

Nếu tổng mức thu nhập của người lao động sau khi đã giảm trừ gia cảnh nhưng chưa đạt đến mức nộp thuế thì cần làm cam kết theo mẫu 08/CK-TNCN (theo hướng dẫn ở Thông tư 80/2021/TT-BTC) để nộp cho tổ chức/doanh nghiệp chi trả thu nhập.

Căn cứ vào tờ cam kết của cá nhân thì tổ chức/doanh nghiệp sẽ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Đồng thời, bản cam kết chỉ áp dụng cho những cá nhân có thu nhập chưa đạt mức chịu thuế TNCN.

Tuy nhiên, người lao động cần lưu ý:

  • Tại thời điểm làm cam kết, người lao động phải đăng ký thuế và đã có MST cá nhân;
  • Người lao động khi làm cam kết phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam kết của mình;
  • Nếu phát hiện sai sót, gian lận thì người lao động sẽ bị xử lý dựa trên các quy định của Luật quản lý thuế.
  • Hành vi gian lận và trốn thuế của tổ chức/doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 – 3 lần số tiền trốn thuế.
  • Hành vi gian lận, trốn thuế của cá nhân sẽ bị phạt bằng ½ mức phạt của tổ chức/doanh nghiệp.
Mẫu khấu trừ thuế TNCN bất thường
Mẫu khấu trừ thuế TNCN bất thường

Hướng dẫn nhận lại thuế thu nhập cá nhân bất thường đã nộp

Trong trường hợp:

  • Cá nhân không làm mẫu cam kết;
  • Người lao động đã bị khấu trừ 10% thuế TNCN hàng tháng;
  • Tổng thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh, khoản miễn thuế chưa đạt mức đóng thuế.

Nếu cá nhân đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí trên thì cuối năm cần làm thủ tục quyết toán thuế để được hoàn lại số tiền thuế TNCN bất thường đã tạm nộp.

Câu hỏi thường gặp khi tính thuế thu nhập cá nhân bất thường

Nhận lại tiền thuế thu nhập cá nhân bất thường đã nộp ở đâu sau khi quyết toán thuế cuối năm?

Để nhận lại tiền TNCN bất thường đã tạm nộp trước đó, người nộp thuế sẽ đến cơ quan quản lý thuế mà cá nhân làm việc sau khi khi thực hiện quyết toán thuế. Do đó, việc kê khai, quyết toán thuế TNCN bất thường cần được thực hiện chính xác, tỉ mỉ và không có sai sót.

Có cần quyết toán thuế thu nhập bất thường khi trúng xổ số không?

Nếu cá nhân trúng thưởng trừ xổ số với giá trị trên 2.000.000 đồng/lần thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân bất thường theo tỷ lệ 10% trên tổng số tiền thực nhận. Ngược lại, giải thưởng dưới 2.000.000 đồng/lần thì không cần nộp thuế TNCN.

Có cần nộp thuế TNCN khi được nhận quà tặng là laptop, tivi, tủ lạnh không?

Laptop, tivi, tủ lạnh đều là các tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước. Do vậy, cá nhân khi nhận được quà tặng là các tài sản này sẽ không phải nộp thuế TNCN.

Nhưng với các tài sản như: xe máy, xe ô tô, tàu thủy, du thuyền, máy bay,… cần đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước thì mới nộp thuế TNCN bất thường.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến việc tính và kê khai thuế thu nhập cá nhân bất thường mà Thuế Quang Huy chia sẻ đến bạn. Hy vọng rằng các thông tin này sẽ hữu ích đến bạn đọc trong quá trình thực hiện quyết toán thuế TNCN.

Nếu cần hỗ trợ về dịch vụ quyết toán thuế thì đừng ngần ngại liên hệ với Thuế Quang Huy qua hotline: 0917.371.518  – 0286.2553.948 để được đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình nhé.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Kế toán nội bộ
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Kế toán nội bộ là làm gì? Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết

Kế toán nội bộ có thể được ví như “xương sống” trong cơ thể doanh nghiệp, là bộ phận hỗ trợ hoạt động tài chính luôn vận hành trơn tru và ổn định. Nếu thiếu đi thành phần này, mọi chiến lược phát triển của tổ chức sẽ dễ dàng rơi vào những vòng bẫy […]

Bài viết mới nhất

thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và liệu bạn có thuộc diện được hoàn thuế TNCN không? Hoàn thuế TNCN là quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều kiện và thủ tục để nhận lại số tiền đã nộp […]

hoàn thuế thu nhập cá nhân online

Hoàn thuế thu nhập cá nhân online mang lại sự thuận tiện cho người nộp thuế trong thời đại công nghệ số hiện nay. Thay vì phải đến cơ quan thuế để làm thủ tục, các cá nhân có thể dễ dàng truy cập vào các nền tảng trực tuyến của Tổng cục Thuế hay […]

Chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Nếu mà nói thiết lập chi nhánh chỉ giúp tăng cường sự hiện diện không là chưa đủ. Hơn thế nữa, chi nhánh mang lại nhiều lợi ích về mặt tài chính và quản lý. Tuy […]

Kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ có thể được ví như “xương sống” trong cơ thể doanh nghiệp, là bộ phận hỗ trợ hoạt động tài chính luôn vận hành trơn tru và ổn định. Nếu thiếu đi thành phần này, mọi chiến lược phát triển của tổ chức sẽ dễ dàng rơi vào những vòng bẫy […]

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ là vị trí quan trọng chuyên theo dõi, quản lý các khoản phải thu, phải trả, đảm bảo dòng tiền luôn ổn định cho doanh nghiệp. Kiểm soát công nợ chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro tài chính, giảm thiểu nợ xấu và tối ưu hóa các khoản thanh toán, […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Kế toán nội bộ
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Kế toán nội bộ là làm gì? Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết

Kế toán nội bộ có thể được ví như “xương sống” trong cơ thể doanh nghiệp, là bộ phận hỗ trợ hoạt động tài chính luôn vận hành trơn tru và ổn định. Nếu thiếu đi thành phần này, mọi chiến lược phát triển của tổ chức sẽ dễ dàng rơi vào những vòng bẫy […]

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!