Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương mới nhất 2024 

Tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương
Nội dung chính:

Thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương là khoản tiền mà người lao động được chi trả phải trích nộp sau khi trừ các khoản giảm trừ. Do đó, việc tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương chính xác là điều cần thiết.

Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu chi tiết về cách xác định tiền công, tiền lương chịu thuế thu nhập cá nhân như thế nào ở nội dung sau đây nhé!

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương với cá nhân cư trú

Để xác định tiền lương tiền công tính thuế thu nhập cá nhân thế nào thì bước đầu tiên cần xem xét người lao động là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú. Đối với cá nhân cư trú, bạn chỉ cần đáp ứng 1 trong những điều kiện dưới đây:

  • Cá nhân có mặt ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hay trong 12 tháng liên tục, kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong đó, ngày đến và ngày đi sẽ được tính là 01 ngày;
  • Cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam theo 01 trong 02 trường hợp sau:
    • Trường hợp 1: Cá nhân có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trong đó, thời hạn của hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
    • Trường hợp 2: Cá nhân có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
Xác định cá nhân cư trú để tính thuế TNCN từ tiền lương
Xác định cá nhân cư trú để tính thuế TNCN từ tiền lương

Đối với cá nhân cư trú sẽ có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dựa trên thời gian của hợp đồng lao động, gồm:

  • Hợp đồng lao động 3 tháng trở lên: Tính thuế TNCN dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần;
  • Hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động: Tính thuế TNCN theo thuế suất toàn phần 10%.

Tính thuế TNCN với hợp đồng lao động 3 tháng trở lên

Thuế TNCN từ tiền lương với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên sẽ dựa vào biểu thuế luỹ tiến từng phần. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công như sau:

Số tiền thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

*Trong đó: Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập – (Các khoản được miễn thuế + Các khoản giảm trừ)

Dưới đây là thuế suất theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần:

Bậc thuế

Thu nhập

chịu thuế/năm

(triệu đồng)

Thu nhập 

chịu thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất

1

Đến 60 Đến 5 5%

2

Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10

10%

3

Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18

15%

4

Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32

20%

5

Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52

25%

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30%

7 Trên 960 Trên 80

35%

Sau đây là một ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân theo lương lương cụ thể:

Bà C nhận được 3 khoản thu nhập vào tháng 04/2024 gồm:

  • Tiền lương tính theo ngày công thực tế: 25.000.000 đồng;
  • Khoản phụ cấp tiền ăn giữa ca: 730.000 đồng;
  • Phụ cấp điện thoại: 400.000 đồng (phụ cấp này không có trong quy chế công ty);
  • Bà C không có đóng góp nào liên quan đến từ thiện và nhân đạo trong tháng 04/2024. Bà C đang nuôi dưỡng 1 người con 15 tuổi và đã đăng ký người phụ thuộc theo quy định tại công ty.

Vậy nên:

  • Tổng thu nhập của bà C trong tháng 04/2024 = 25.000.000 + 730.000 + 400.000 = 26.130.000 đồng;
  • Các khoản bảo hiểm cần chi gồm:
    • Bảo hiểm xã hội 8% = 25.000.000 x 8%  = 2.000.000 đồng;
    • Bảo hiểm y tế 1,5% = 25.000.000 x 1,5% = 375.000 đồng;
    • Bảo hiểm tai nạn 1% = 25.000.000 x 1% = 100.000 đồng;
    • Tổng các khoản bảo hiểm = 2.475.000 đồng.
  • Các khoản giảm trừ gia cảnh gồm:
    • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân bà C = 11.000.000 đồng;
    • Giảm trừ gia cảnh 1 người phụ thuộc = 4.400.000 đồng;
    • Tổng các khoản giảm trừ = 15.400.000 đồng.
  • Các khoản được miễn thuế TNCN = 730.000 đồng (phụ cấp tiền ăn giữa ca).

Do đó, thu nhập tính thuế của bà C sẽ được tính:

  • Thu nhập tính thuế (TNTT) = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Giảm trừ + Các khoản miễn thuế) = 26.130.000 – (2.475.000 + 15.400.000 + 730.000) = 7.525.000 đồng.

Qua đó, thu nhập tính thuế của bà C đang ở bậc 2 (Trên 5 đến 10 triệu đồng/tháng) nên thuế suất sẽ là 10%.

  • Số thuế TNCN phải nộp = TNTT x 10% = 7.525.000 x 10% = 752.500 đồng.
  • Số lương thực nhận = Tổng thu nhập – (Các khoản bảo hiểm + Thuế TNCN) = 26.130.000 – (2.475.000 +752.000) = 24.407.000 đồng.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu một số khoản được miễn thuế TNCN và được giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo lương dưới đây.

a) Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

  • Khoản tiền cước điện thoại, văn phòng phẩm đã có quy chế của công ty;
  • Khoản tiền công tác phí đã có quy chế của công ty;
  • Tiền chi trả trang phục cho người lao động không vượt quá 5.000.000 đồng/người/năm;
  • Chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của nhân viên.

Ví dụ cụ thể về khoản thu nhập được miễn thuế TNCN:

  • Công ty N chi tiền trang phục cho nhân viên là 10.000.000 đồng/năm/người thì được miễn thuế TNCN với mức 5.000.000 đồng. Riêng phần chênh lệch còn lại 5.000.000 đồng thì sẽ không được miễn tính thuế TNCN.
  • Ngược lại, công ty N chi bằng hiện vật như mua quần áo, đồ bảo hộ,… thì không được tính vào khoản miễn thuế TNCN.
  • Thu nhập nhận được từ việc làm thêm giờ hoặc làm ban đêm vượt mức của ngày làm việc bình thường;

Ví dụ: Theo Bộ Luật Lao động, Bà D được chi trả lương theo ngày làm việc bình thường là 40.000 đồng/giờ. Nếu Bà D làm thêm giờ vào ngày thường thì sẽ được chi trả 60.000 đồng/giờ. Lúc này, thu nhập được miễn thuế hay mức vượt so với ngày thường là 60.000 – 40.000 = 20.000 đồng/giờ.

  • Chuyển vùng từ Việt Nam ra nước ngoài làm việc;
  • Người nước ngoài hay người Việt Nam cư trú dài hạn tại nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam.
  • Khoản chi phí đưa đón người lao động đến nơi làm việc và trở về nơi ở;
  • Chi phí vé máy bay (tính cả vé khứ hồi) cho nhân viên nước ngoài hoặc người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm 1 lần;
  • Khoản chi trả học phí với con là người nước ngoài học ở Việt Nam hoặc học phí học tại nước ngoài của con là người Việt Nam (chỉ được áp dụng đến bậc trung học);
  • Khoản chi phí đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động nhằm đáp ứng điều kiện công việc;
  • Tiền ăn trưa tối đa là 730.000/tháng;
  • Khoản chi bằng hiện vật được sử dụng chung cho tập thể người lao động;
  • Trợ cấp một lần cho việc chuyển vùng phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động:
  • Khoản chi vé máy bay cho người lao động có đặc thù công việc phải luân chuyển thường xuyên;
  • Khoản chi có đám hiếu hoặc đám hỷ (được áp dụng cho khoản chi bằng tiền hoặc hiện vật).
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN
Các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN

b) Các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

Theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 đã quy định các trường hợp giảm trừ gia cảnh gồm:

  • Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11.000.000 đồng/tháng (tức 132.000.0000 đồng/năm);
  • Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/tháng;
  • Giảm trừ các khoản bảo hiểm trích vào lương của người lao động với tỷ lệ trích lần lượt là: BHXH (8%), BHYT (1.5%), BHTN (1%);
  • Giảm trừ các khoản từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Tính thuế TNCN với hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng

Dựa theo Điểm I, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động như sau:

  • Cá nhân không ký hợp đồng lao động ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì cần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ trước khi trả cho cá nhân);
  • Trường hợp trả thu nhập dưới 02 triệu đồng/lần thì công ty tạm thời không phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho người lao động;
  • Trường hợp cá nhân chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất ở một đơn vị nhưng tổng mức thu nhập chịu thuế ước tính sau khi đã trừ những khoản giảm trừ gia cảnh không đến mức nộp thuế thì có thể làm tờ cam kết dựa trên mẫu 08/CK-TNCN theo Thông tư 80/2021/TT-BTC. Qua đó, công ty chi trả thu nhập dựa trên căn cứ này mà tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của người lao động.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương mà người lao động phải nộp như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi chi trả

Cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương với cá nhân không cư trú

Những cá nhân không đáp ứng được điều kiện của cá nhân cư trú thì được xem là cá nhân không cư trú. Đối với cá nhân không cư trú thì sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh (trừ khoản đóng góp từ thiện, khuyến học, nhân đạo, quỹ hưu trí tự nguyện, khoản bảo hiểm) nên chỉ cần phát sinh thu nhập thì phải nộp thuế thu nhập. Mức thu nhập chịu thuế lớn hơn 0 thì mới phải nộp thuế.

Căn cứ Khoản 1, Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công với cá nhân không cư trú sẽ được tính:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công, tiền thù lao, những khoản thu nhập khác mang tính chất tiền lương/tiền công mà người nộp thuế nhận được khi đang trong kỳ tính thuế.

Câu hỏi liên quan đến thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp mà bạn đọc có thể quan tâm đến thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Tiền lương bao nhiêu thì đóng thuế thu nhập cá nhân?

Đối với người được chi trả mức lương trên 11.000.000 đồng/tháng (tức 132.000.000 đồng/năm) thì người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Người lao động có một người phụ thuộc thì mức lương cần trẩn 15.400.000 đồng/tháng hoặc có hai người phụ thuộc thì mức lương trên 19.800.000 đồng/tháng mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

Có thể hiểu, nếu người lao động có nhiều người phụ thuộc và đã đăng ký theo quy định thì mức lương phải nộp thuế theo quy định càng cao.

Trong thời gian thử việc thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Căn cứ vào Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, Thông tư 111/2013/TT-BTC và những quy định khác liên quan thì các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động được chi trả đều phải chịu thuế TNCN. Vì thế, trong thời gian thử việc thì người lao động vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thời gian quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công là khi nào?

Theo điểm a, điểm b, Khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc hội đã quy định về thời hạn quyết toán thuế TNCN như sau:

  • Tổ chức trả thu nhập: Thời hạn chậm nhất mà tổ chức nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
  • Cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Tuy nhiên, với trường hợp thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế được tính là ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự.

Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công có bị phạt không?

Có. Hành vi không quyết toán sẽ bị xử phạt hành chính dựa trên các quy định của pháp luật. Theo đó, mức phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, mức phạt tiền đối với cá nhân là 2.000.000 – 25.000.000 đồng và với tổ chức là từ 4.000.000 – 50.000.000 đồng. Trên thực tế, mức phạt sẽ tuỳ thuộc vào thời gian nộp hồ sơ quyết toán chậm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công mới nhất 2024 mà Thuế Quang Huy muốn chia sẻ đến bạn.

Nếu bạn đọc còn vướng mắc về các quy định liên quan đến cách tính thuế TNCN theo lương thì đừng ngần ngại liên hệ đến Thuế Quang Huy qua hotline: 0917.371.518 – 0286.2553.948 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

thuế vãng lai
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Thuế vãng lai là gì? Cách tính và hạch toán nộp thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

Các loại kế toán doanh nghiệp
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn cổ phần

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới nhất

thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

kế toán và kiểm toán

Kế toán và kiểm toán là hai lĩnh vực quan trọng, không thể thiếu trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Dù có sự khác biệt về phương pháp và mục đích, cả hai đều hỗ trợ lẫn nhau để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong việc xử lý các thông tin […]

Các loại kế toán doanh nghiệp

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán tiền chậm nộp thuế

Trường hợp doanh nghiệp phát sinh các khoản thuế nộp chậm sẽ phải đối mặt với các khoản phạt và lãi suất phát sinh trên số tiền thuế chậm nộp. Nếu không xử lý kịp thời, khoản phạt này sẽ tiếp tục tích lũy, gây ra gánh nặng tài chính không nhỏ. Do đó, việc […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

thuế vãng lai
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Thuế vãng lai là gì? Cách tính và hạch toán nộp thuế vãng lai

Khi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại địa phương khác với trụ sở chính, ngoài việc đóng các loại thuế như giá trị gia tăng (GTGT), thu nhập doanh nghiệp (TNDN),… thì doanh nghiệp còn phải chi trả thêm thuế vãng lai ngoài tỉnh. Việc hiểu rõ các […]

Các loại kế toán doanh nghiệp
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Các loại hình kế toán trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay

Trong cuộc đua cạnh tranh khốc liệt trên thị trường kinh tế, quản lý tài chính hiệu quả trở thành yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi doanh nghiệp. Song cùng với sự phát triển của các mô hình kinh doanh, ngành kế toán cũng không ngừng phát triển thành nhiều […]

Hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn cổ phần

Trong quá trình chuyển nhượng vốn cổ phần, trường hợp giá trị chuyển nhượng cao hơn giá mua, phát sinh thu nhập tính thuế thì cá nhân chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Đồng thời các khoản tính thuế này cần được hạch toán chính xác để phân loại các giao […]

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!