Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú 2025

Nội dung chính:

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu và đánh trực tiếp vào thu nhập của người lao động là cá nhân cư trú và không cư trú. Vậy cách tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú thế nào đúng quy định? Có gì khác biệt so với cá nhân cư trú không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở nội dung sau đây nhé.

Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định

Tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC, cá nhân không cư trú được quy định là cá nhân không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú (được quy định ở Khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Các điều kiện của cá nhân cư trú gồm:

  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam, từ 183 ngày trở lên. Thời gian tính trong 01 năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục, tính từ ngày đầu tiên cá nhân có mặt ở Việt Nam;
  • Cá nhân có nơi ở thường xuyên ở Việt Nam theo quy định về cư trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên, căn cứ vào thời hạn của hợp đồng thuê.

Có thể hiểu, cá nhân không cư trú là người lao động nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Hoặc là các đối tượng:

  • Có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục. Thời gian tính từ ngày người đó có mặt tại Việt Nam;
  • Cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi ở thường xuyên ở Việt Nam.
Cá nhân không cư trú là gì?
Cá nhân không cư trú là gì?

Hướng dẫn tính thuế thu nhập cá nhân với cá nhân không cư trú

Thu nhập từ kinh doanh

Đối với nguồn thu nhập từ kinh doanh, công thức tính thuế như sau:

Số tiền thuế TNCN = Doanh thu từ kinh doanh, sản xuất (1) x Thuế suất (2)

(1) Doanh thu từ kinh doanh, sản xuất:

  • Là toàn bộ số tiền phát sinh từ hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Trong đó, gồm cả chi phí mà bên mua trả thay cho cá nhân không cư trú nhưng không được hoàn trả;
  • Nếu hợp đồng thỏa thuận không gồm thuế TNCN: Doanh thu dựa vào toàn bộ số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ ở Việt Nam. Doanh thu không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành việc kinh doanh, sản xuất.

(2) Thuế suất:

  • Mức thuế suất của hoạt động kinh doanh hàng hóa là 1%;
  • Mức thuế suất của hoạt động kinh doanh dịch vụ là 5%;
  • Mức thuế suất của hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải hoặc các hoạt động kinh doanh khác là 2%.
Thu nhập từ kinh doanh chịu thuế TNCN với cá nhân không cư trú
Thu nhập từ kinh doanh chịu thuế TNCN với cá nhân không cư trú

Để hiểu rõ hơn về cách tính thuế TNCN với thu nhập từ kinh doanh dành cho cá nhân không cư trú.

Anh Nam là cá nhân không cư trú ở Việt Nam đã ký hợp đồng với công ty H tại Việt Nam. Tháng 05/2024, anh Nam mua hàng hóa với giá trị 100 triệu đồng.

Theo hợp đồng, Công ty H thanh toán 50% giá trị hợp đồng cho anh Nam và sau khi nhận hàng sẽ thanh toán 50% còn lại.

  • Doanh thu từ kinh doanh, sản xuất của anh Nam = Giá trị của hợp đồng = 100 triệu đồng;
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí (nếu có) = 100 triệu đồng;

(Theo đó, anh Nam không có chi phí nên thu nhập chịu thuế là 100 triệu đồng)

  • Số tiền thuế TNCN phải nộp = 100 triệu đồng x 1% = 1 triệu đồng.

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú với thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công áp dụng công thức sau:

Thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất 20%

Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được từ tiền lương, tiền công khi làm việc tại Việt Nam, trong đó thu nhập sẽ không phân biệt nơi chi trả.

Ví dụ: Bà Merry là cá nhân không cư trú, làm việc tại Công ty H ở Việt Nam. Tháng 05/2024, bà Merry nhận được khoản lương là 15.000.000 đồng.

Số tiền thuế TNCN phải nộp = 15.000.000 đồng x 20% = 3.000.000 đồng.

Thu nhập phát sinh từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn được xác định là tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được khi thực hiện đầu tư vốn vào tổ chức/cá nhân ở Việt Nam.

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú khi đầu tư vốn:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế cá nhân không cư trú nhận khi đầu tư vốn tại Việt Nam x Thuế suất 5%

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với cá nhân không cư trú khi đầu tư vốn ở Việt Nam:

  • Thời điểm xác định thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn: Khi cá nhân chuyển nhượng hoặc rút vốn;
  • Thời điểm xác định thu nhập từ cổ tức được trả bằng cổ phiếu: Khi cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu;
  • Thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn ở nước ngoài: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận được thu nhập.
  • Thời điểm xác định thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm: Từ thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập khi chuyển đổi mô hình, chia, tách, rút vốn hay giải thể doanh nghiệp.
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Ví dụ: Bà Crystal là cá nhân không cư trú tại Việt Nam. Bà đã đầu tư vào Công ty H tại Việt Nam với số vốn là 1 tỷ đồng. Sau 01 năm, bà Crystal nhận được cổ tức từ Công ty H là 250 triệu đồng.

Ta có: 

  • Thu nhập chịu thuế TNCN = Khoản thu nhập nhận được từ cổ tức = 250 triệu đồng;
  • Số tiền thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất = 250 triệu đồng x 5% = 12,5 triệu đồng.

Vậy Công ty H có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn 12,5 triệu đồng trước khi chi trả cổ tức cho bà Crystal.

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Đối với thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn, tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú như sau:

Số tiền thuế TNCN phải nộp = Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng vốn x Thuế suất 0,1%

(1) Tổng số tiền nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn ở các tổ chức/cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng chưa trừ các khoản chi phí nào, kể cả giá vốn. Xác định giá chuyển nhượng vốn với từng trường hợp như sau:

  • Chuyển nhượng phần vốn góp:
    • Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được dựa trên hợp đồng chuyển nhượng vốn;
    • Hợp đồng không quy định về giá thanh toán hoặc giá thanh toán ghi trên hợp đồng không phù hợp với giá ở thị trường thì quyền ấn định giá chuyển nhượng thuộc về cơ quan thuế (theo quy định của pháp luật về quản lý thuế).
  • Chuyển nhượng chứng khoán:
    • Chứng khoán công ty đại chúng được giao dịch ở Sở Giao dịch chứng khoán: Giá chuyển nhượng là giá thực hiện tại Sở, được xác định bằng kết quả khớp lệnh hoặc giá hình thành từ giao dịch thỏa thuận ở Sở Giao dịch chứng khoán);
    • Chứng khoán không thuộc trường hợp trên: Giá chuyển nhượnglà giá được ghi ở hợp đồng chuyển nhượng hay giá thực tế chuyển nhượng hoặc theo sổ sách kế toán của đơn vị chuyển nhượng ở thời điểm lập BCTC trước thời điểm chuyển nhượng.

(2) Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn của cá nhân cư trú:

  • Chuyển nhượng vốn góp: Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực;
  • Chuyển nhượng chứng khoán:
    • Chứng khoán của công ty đại chúng được giao dịch ở Sở Giao dịch chứng khoán: Khi cá nhân nhận thu nhập từ việc chuyển nhượng chứng khoán;
    • Chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: Khi chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán;
    • Chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên: Khi hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú khi nhận được thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản áp dụng công thức:

Số tiền thuế TNCN = Giá chuyển nhượng bất động sản x Tỷ lệ 2%

(1) Giá chuyển nhượng bất động sản:

  • Toàn bộ số tiền mà cá nhân chuyển nhượng bất động sản nhận được và chưa trừ bất kỳ khoản chi phí nào (bao gồm giá vốn);
  • Theo từng trường hợp cụ thể thì giá chuyển nhượng bất động sản của cá nhân không cư trú được xác định khác nhau (theo Điểm a.1, b.1, c.1, d.1, Khoản 1, Điều 12 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).

Xác định giá chuyển nhượng bất động sản.

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú với thu nhập phát sinh từ bản quyền hoặc nhượng quyền thương theo 02 trường hợp như sau:

  • Thu nhập từ bản quyền: Khoản thu nhập vượt quá 10 triệu đồng, dựa vào hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam

Số tiền thuế TNCN = Thu nhập từ hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sở hữu tại Việt Nam x Thuế suất 5%

  • Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: Phần thu nhập vượt hơn 10 triệu đồng, căn cứ vào từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Tiền thuế TNCN = Thu nhập theo từng hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam x Thuế suất 5%

Thu nhập phát sinh từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng

Cá nhân không cư trú khi nhận được thu nhập từ việc trúng thưởng, quà tặng, thừa kế thì nộp thuế TNCN vào ngân sách nhà nước như sau:

Tiền thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế x Mức thuế suất 10%

Theo đó:

  • Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú khi trúng thưởng: Phần giải thưởng vượt quá 10 triệu đồng, dựa vào từng lần trúng thưởng.
  • Thu nhập chịu thuế của cá nhân không cư trú khi nhận quà tặng và thừa kế: Khoản thu nhập có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh.

Cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú làm việc tại Việt Nam và nước ngoài

Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú làm việc đồng thời tại Việt Nam và nước ngoài nhưng không được tách riêng phần thu nhập nhận ở Việt Nam theo 02 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Người lao động nước ngoài không có mặt ở Việt Nam
Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú không có mặt ở Việt Nam
Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú không có mặt ở Việt Nam

Theo đó: Tổng số ngày làm việc trong năm được áp dụng theo các quy định ở Bộ luật Lao động Việt Nam.

  • Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài có mặt ở Việt Nam
Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú có mặt ở Việt Nam
Tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú có mặt ở Việt Nam

Theo đó: Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh ở Việt Nam là khoản lợi ích khác (bằng tiền hoặc không bằng tiền) mà cá nhân không cư trú nhận được từ tiền lương, tiền công từ đơn vị chi trả thu nhập.

Thời hạn kê khai và nộp thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú

Đối với cá nhân không cư trú, kỳ tính thuế được tính căn cứ vào từng lần phát sinh thu nhập. Ngoài ra, thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ kê khai thuế theo từng lần phát sinh là ngày thứ 10, tính từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ đóng thuế với ngân sách nhà nước.

  • Nếu cá nhân không cư trú có thu nhập phát sinh ở Việt Nam và nhận ở nước ngoài thì kê khai thuế TNCN theo từng lần phát sinh;
  • Nếu cá nhân không cư trú phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam nhưng được nhận tại nước ngoài thì kê khai theo quý.

Câu hỏi liên quan đến tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú

Người nước ngoài là cá nhân không cư trú có được tính giảm trừ gia cảnh không?

Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cá nhân không cư trú sẽ không được tính giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Điều 19, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú?

Theo quy định, những khoản thu nhập chịu thuế TNCN với cá nhân không cư trú gồm:

  • Thu nhập từ tiền lương, tiền công;
  • Thu nhập từ tiền thưởng, phụ cấp;
  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn;
  • Thu nhập từ tiền lãi, cổ tức;
  • Thu nhập từ kinh doanh;
  • Thu nhập từ dịch vụ;
  • Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại;
  • Thu nhập từ trúng thưởng;
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.

Cá nhân không cư trú có được giảm trừ bảo hiểm không?

Để xác định cá nhân không cư trú có được giảm trừ bảo hiểm không, cần căn cứ vào các Thông tư, Nghị định sau:

  • Điều 18 của Thông tư 111/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân;
  • Nghị định 65/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;
  • Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công (Điểm d, Khoản 2 được sửa đổi bởi Khoản 3, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC).

Qua đó, thu nhập tính thuế của cá nhân không cư trú gồm tiền mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, bảo hiểm hưu trí tự nguyện,… nên các khoản tiền mua bảo hiểm sẽ không được tính giảm trừ.

Trên đây là hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân không cư trú mà Thuế Quang Huy chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng các thông tin trên sẽ hữu ích trong quá trình kê khai, quyết toán thuế TNCN cho cá nhân không cư trú nhé.

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Phiếu kế toán là gì
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Phiếu kế toán là gì? Tổng hợp các mẫu phiếu kế toán theo Thông tư 200

Phiếu kế toán là gì? Đây là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp ghi nhận và đối chiếu các nghiệp vụ tài chính. Nếu hiểu rõ cách thức lập và quản lý phiếu kế toán sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán […]

Bài viết mới nhất

chi nhánh hạch toán độc lập

Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn thành lập chi nhánh hạch toán độc lập để mở rộng hoạt động kinh doanh. Chi nhánh này khác với chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh hạch toán độc lập giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài chính, đồng thời tạo ra sự linh hoạt […]

Cách tính cổ phần góp vốn

Mỗi cổ đông khi đầu tư vào công ty sẽ nhận số cổ phần tương ứng với số vốn đóng góp. Việc xác định tỷ lệ sở hữu chính xác giúp phân chia lợi nhuận, quyền hạn và trách nhiệm một cách minh bạch, đồng thời tạo nền tảng cho các quyết định kinh doanh […]

cập nhật cccd trên giấy phép kinh doanh

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang dần thay thế hoàn toàn chứng minh nhân dân (CMND) cũ, kéo theo yêu cầu cập nhật thông tin trên các giấy tờ quan trọng, trong đó có giấy phép kinh doanh. Việc chậm trễ hoặc bỏ sót có thể dẫn đến những rắc rối không đáng […]

giải thể chi nhánh

Khi một chi nhánh doanh nghiệp không còn đáp ứng được mục tiêu kinh doanh hoặc gặp khó khăn trong hoạt động, việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh sẽ trở nên cần thiết. Tuy nhiên, liệu quá trình này có đơn giản không? Không hẳn, bởi vì nó yêu cầu phải tuân thủ […]

Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Dạy thêm là lựa chọn phổ biến của giáo viên và cá nhân muốn mở lớp ngoài giờ để tăng thu nhập, hỗ trợ học sinh nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 14/02/2025, tổ chức, cá nhân giảng dạy ngoài nhà trường phải đăng ký hộ kinh […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Phiếu kế toán là gì
Kiến Thức Kế Toán - Thuế, Kiến Thức

Phiếu kế toán là gì? Tổng hợp các mẫu phiếu kế toán theo Thông tư 200

Phiếu kế toán là gì? Đây là một phần quan trọng trong hệ thống kế toán của bất kỳ doanh nghiệp nào, giúp ghi nhận và đối chiếu các nghiệp vụ tài chính. Nếu hiểu rõ cách thức lập và quản lý phiếu kế toán sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện công việc kế toán […]

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!