Thu nhập từ cổ tức là gì? Khoản thu nhập từ cổ tức có chịu thuế TNCN không? Thời hạn nộp thuế TNCN từ cổ tức là bao lâu sau khi làm quyết toán thuế. Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu các vấn đề liên quan đến quy định và cách tính thuế TNCN từ cổ tức trong nội dung sau đây nhé.
Cổ tức là gì?
Theo quy định ở Khoản 5, Điều 4 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì khoản lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty cổ phần chia cho mỗi cổ đông khi tham gia đầu tư vào được xem là cổ tức. Hiện nay, có rất nhiều hình thức để chi trả cổ tức cho cổ đông như: tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản khác.
Thu nhập từ cổ tức có phải tính thuế TNCN không?
Căn cứ tại Điểm b, Khoản 3, Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC đã quy định thu nhập từ đầu tư vốn là các khoản thu nhập như sau:
- Tiền lãi mà cá nhân nhận được thông qua các hoạt động như: cho tổ chức/doanh nghiệp/hộ gia đình/cá nhân kinh doanh/nhóm cá nhân kinh doanh vay dựa trên hợp đồng vay (trừ khoản tiền lãi gửi nhận được từ tổ chức tín dụng, ngân hước ngoài);
- Cổ tức mà cá nhân đã nhận được thông qua việc góp vốn mua cổ phần.
Do đó, thu nhập từ cổ tức là khoản thu nhập phải chịu thuế TNCN. Bên cạnh đó, thời điểm để xác định thu nhập tính thuế khi phát sinh cổ tức là thời điểm tổ chức/doanh nghiệp chi trả thu nhập cho cổ đông.
Ngoài ra, nếu cá nhân nhận được thu nhập từ cổ tức được chi trả bằng cổ phiếu thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu (theo quy định ở Điểm g, Khoản 3, Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC).
Quy định và cách tính thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức
Cách tính thuế TNCN từ cổ tức được căn cứ ở Điều 10 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:
Số tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế × Thuế suất 5%
Theo đó: Thu nhập tính thuế là phần cổ tức mà cổ đông đã nhận được từ CTCP thông qua việc góp vốn mua cổ phần.
Tham khảo ngay các ví dụ về cách tính thuế TNCN từ cổ tức dưới đây.
a) Chị M sở hữu 20.000 cổ phiếu Công ty cổ phần (CTCP) T và giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng. Tháng 04/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của CTCP T đã quyết định chia cổ tức 20% cho cổ đông, tương đương 2.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, chị M đã nhận được 20.000.000 đồng tiền cổ tức.
- Thu nhập tính thuế TNCN: 20.000.000 đồng;
- Thuế suất 10%;
- Số tiền thuế TNCN phải nộp là: 20.000.000 x 10% = 2.000.000 đồng.
b) Anh A sở hữu 5.000 cổ phiếu CTCP B và 3.000 cổ phiếu CTCP C. Giá trị thị trường của cổ phiếu tại CTCP B là 15.000 đồng/cổ phiếu và tại CTCP C là 10.000 đồng/cổ phiếu. Tháng 03/2024, anh A đã nhận được 11.250.000 đồng cổ tức từ CTCP B và 6.000.000 đồng cổ tức từ CTCP C.
- Thu nhập tính thuế TNCN: 11.250.000 + 6.000.000 = 17.250.000 đồng;
- Mức thuế suất là 10%;
- Số tiền thuế TNCN phải nộp là: 17.250.000 x 10% = 1.725.000 đồng.
Hồ sơ kê khai thuế TNCN từ cổ tức
Tổ chức/doanh nghiệp trước khi chi trả thu nhập từ cổ tức cho cá nhân cần có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN tại nguồn. Tuy nhiên, trừ một số trường hợp cá nhân tự đi kê khai thuế TNCN với cơ quan thuế theo quy định ở Khoản 9, Điều 26 của Thông tư 111/2013/TT-BTC. Số tiền thuế TNCN khấu trừ đã được hướng dẫn ở mục (3).
Đối với trường hợp doanh nghiệp kê khai thuế thu nhập cá nhân từ cổ tức cho cổ đông, cần chuẩn bị mẫu 06/TNCN. Đây là mẫu tờ khai khấu trừ thuế TNCN được ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Mẫu tờ khai 06/TNCN được áp dụng cho tổ chức/doanh nghiệp chi trả thu nhập khấu trừ thuế khi có phát sinh thu nhập từ đầu tư vốn, bản quyền, nhượng quyền thương mại, chuyển nhượng chứng khoán, của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Trường hợp cá nhân tự đi khai thuế thì chuẩn bị tờ khai mẫu 04/NNG-TNCN, được ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. Mẫu tờ khai áp dụng cho cá nhân có thu nhập từ đầu tư vốn (có cổ tức), kinh doanh, bản quyền thương mại hoặc trúng thưởng từ nước ngoài.
Quy trình khai thuế TNCN với thu nhập từ cổ tức
Quy trình kê khai thuế TNCN với nguồn thu nhập phát sinh từ cổ tức được thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến cơ quan quản lý thuế
Thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ đến là ngày 10 kể từ ngày phát sinh thu nhập từ cổ tức.
Cá nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã được nêu ở mục (4). Đồng thời, cá nhân có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở trụ sở cơ quan thuế hoặc gửi đến bằng bưu điện.
- Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo từng trường hợp
Nếu hồ sơ nộp trực tiếp ở cơ quan thuế: Công chức tiến hành tiếp nhận, đóng dấu đã tiếp nhận, ghi lại thời gian nhận, số lượng tài liệu có trong hồ sơ cũng như ghi số văn thư của cơ quan thuế.
Nếu nộp hồ sơ bằng đường bưu điện: Công chức thuế tiến hành đóng dấu và ghi ngày đã nhận hồ sơ, ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
Thời hạn nộp thuế TNCN từ cổ tức
Theo Khoản 3, Điều 44 của Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN từ cổ tức chậm nhất là ngày thứ 10. Thời hạn này tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước và nộp hồ sơ theo từng lần phát sinh.
Đồng thời, ở Khoản 1, Điều 55 của Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế khi có phát sinh thu nhập từ cổ tức chính là ngày cá nhân nộp hồ sơ kê khai thuế với cơ quan quản lý thuế. Hay có thể hiểu, thời hạn nộp thuế chậm nhất chính là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ kê khai.
Với trường hợp bổ sung hồ sơ kê khai thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn mà cá nhân nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai và sót.
Trên đây là các quy định và hướng dẫn cách tính thuế TNCN từ cổ tức mà Thuế Quang Huy muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào trong việc tính và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thì hãy liên hệ ngay đến Thuế Quang Huy để được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao hỗ trợ tận tình nhé.