Bạn muốn thành lập công ty mới nhưng cảm thấy bối rối khi phải chọn tên cho doanh nghiệp? Đặt tên công ty không phải chỉ đơn giản là tên gọi mà còn cần phản ánh tinh thần, chiến lược kinh doanh của bạn. Đặc biệt, tên công ty phải tuân thủ với các quy định cụ thể theo Luật Doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp có thể mang đến nhiều ảnh hưởng đáng kể. Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu về các nguyên tắc đặt tên, các mẹo hay để đặt tên công ty hay vừa ý nghĩa vừa phù hợp quy định trong bài viết dưới đây!
Tầm quan trọng của việc đặt tên công ty
Tên công ty là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Hãy điểm qua một số tác động lớn của việc đặt tên công ty:
- Giúp xây dựng và phát triển thương hiệu: Một tên công ty hay sẽ tạo ấn tượng ban đầu tốt, thu hút sự chú ý và dễ nhớ với khách hàng. Ví dụ, tên công ty Apple, đơn giản nhưng gợi lên sự sáng tạo và hiện đại.
- Giúp tạo sự khác biệt và nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh: Một tên độc đáo và dễ nhớ sẽ giúp công ty dễ dàng nhận diện hơn trong mắt khách hàng.
- Thể hiện mục tiêu, tầm nhìn của doanh nghiệp: Đặt tên công ty hàm chứa ý nghĩa và câu chuyện phía sau sẽ giúp khách hàng của bạn hiểu được những gì công ty muốn truyền tải. Lấy ví dụ, Vinamilk hiện tại là công ty sữa hàng đầu Việt Nam.
- Ảnh hưởng trực tiếp đến các thủ tục pháp lý và bảo vệ quyền lợi của công ty: Việc đặt tên đúng quy định giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối pháp lý không đáng có và bảo vệ được thương hiệu của mình.
- Hỗ trợ trong việc mở rộng và phát triển quốc tế: Tên công ty cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng và phát triển trên thị trường quốc tế. Một tên gọi dễ hiểu, phát âm dễ dàng và không có nghĩa tiêu cực trong các ngôn ngữ khác sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn khi tiến ra thị trường nước ngoài.
- Tạo cảm giác chuyên nghiệp và uy tín: Tên công ty đẹp được chọn lọc cẩn thận và phù hợp sẽ tạo ấn tượng về sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Giả sử Vingroup là một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, có tên tập đoàn hay, dễ nhớ và thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như bất động sản, thương mại, và dịch vụ.

Như bạn có thể thấy, việc đặt tên công ty là một quyết định chiến lược quan trọng, ảnh hưởng đến hình ảnh, sự phát triển của doanh nghiệp trên nhiều phương diện. Do vậy, hãy chọn lựa tên công ty hay và ý nghĩa, đảm bảo tuân thủ đúng quy định giúp tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài.
Quy định về cách đặt tên cho công ty, doanh nghiệp
Việc đặt tên cũng yêu cầu công ty, doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý, nhằm đảm bảo tính hợp pháp và sự khác biệt giữa các thương hiệu. Ngoài ra, điều này cũng giúp bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, thương hiệu được nhận diện chính xác trên thị trường, góp phần xây dựng niềm tin và uy tín trong lòng khách hàng và đối tác kinh doanh.

Vậy cụ thể các quy cách đặt tên theo Luật Doanh Nghiệp như thế nào? Thuế Quang Huy hướng dẫn chi tiết các thông tin cho bạn đọc như bên dưới đây.
Quy định đặt tên công ty bằng tiếng việt
Căn cứ pháp lý: Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 18 và 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Tên công ty cần bao gồm 2 phần chính: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Trong đó:
- Loại hình doanh nghiệp có thể được viết tắt như công ty TNHH, công ty CP, doanh nghiệp TN,…
- Tên riêng phải sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và có thể bao gồm các chữ cái F, J, Z, W, số và ký hiệu nhất định.
- Ví dụ, “Công ty TNHH ABC” trong đó “Công ty TNHH” là loại hình và “ABC” là tên riêng. Đối với công ty cổ phần, ví dụ như công ty CP XYZ có loại hình là “công ty cổ phần” và tên riêng là “XYZ”.
- Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải xuất hiện rõ ràng tại các địa điểm quan trọng như trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện, cũng như trên các tài liệu pháp lý và tài liệu công khai của doanh nghiệp. Quy định này giúp tránh sự nhầm lẫn và xuyên tạc thông tin, đồng thời bảo vệ quyền lợi pháp lý của doanh nghiệp bạn.
Quy định đặt tên công ty bằng tiếng anh
Căn cứ pháp lý: Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020
- Dịch tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: Tên tiếng Việt của công ty bạn được dịch sang tiếng nước ngoài theo hệ chữ Latin, trong đó phần tên riêng có thể được giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.
- Ví dụ, “Công ty TNHH ABC” có thể trở thành “ABC Company Limited” khi dịch sang tiếng Anh.
- Ngoài ra, có thể là viết tắt từ tên tiếng Việt ban đầu hoặc từ tên bằng tiếng nước ngoài. Ví dụ, từ tên trên có thể viết tắt là “ABC Co., Ltd.”.
- Cách hiển thị tên tại các địa điểm chính: Nếu công ty bạn có tên bằng tiếng nước ngoài, tên này phải được in hoặc viết với kích thước nhỏ hơn tên tiếng Việt tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và trên các giấy tờ giao dịch của công ty.
Quy định về tên chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện
Căn cứ pháp lý: Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Cấu trúc tên: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải viết bằng các chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ví dụ: “Chi nhánh Công ty TNHH ABC”
- Tên có kèm cụm từ đặc trưng: Tên phải bao gồm tên doanh nghiệp và cụm từ đặc trưng như “Chi nhánh”, “Văn phòng đại diện”, hoặc “Địa điểm kinh doanh”. Ví dụ: “Công ty TNHH ABC – Chi nhánh Hà Nội”.
- Tên tiếng nước ngoài và viết tắt: Ngoài tên tiếng Việt, các đơn vị này có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài hoặc tên viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Ví dụ: “ABC Co., Ltd. – Hanoi Branch”
- Hạn chế sử dụng một số từ nhất định. Phần tên riêng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh không được phép dùng các cụm từ “công ty” hoặc “doanh nghiệp” để tránh nhầm lẫn.
- Hiển thị tại các địa điểm chính: Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của các đơn vị này và được in nhỏ hơn tên doanh nghiệp trên các tài liệu giao dịch. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện các đơn vị trực thuộc.
- Giữ tên doanh nghiệp nhà nước: Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc, họ có thể giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Gợi ý 9 cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa
Tên công ty không chỉ là một danh xưng mà còn là cách thể hiện bản sắc, giá trị và tầm nhìn của một doanh nghiệp. Chọn được một cái tên công ty hay ý nghĩa có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu vững mạnh và tạo ấn tượng sâu sắc với khách hàng.

Dưới đây là 9 gợi ý thường gặp để đặt tên cho công ty mới của bạn.
Đặt tên công ty hay theo chữ cái hoặc con số
Đặt tên theo chữ cái hoặc con số là một cách đơn giản và dễ nhớ. Các tên này thường dễ nhận diện và phù hợp cho các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp đa dạng.
Ví dụ về tên doanh nghiệp: “A1 Solutions” hoặc “123 Tech” không chỉ ngắn gọn mà còn dễ nhớ và dễ tìm kiếm.
Việc sử dụng chữ cái hoặc con số trong tên công ty có thể giúp khách hàng phân loại và sắp xếp trong danh bạ để dễ tìm thấy tên doanh nghiệp khi cần.
Hơn nữa, tên theo chữ cái hoặc con số thường có tính trung lập, không giới hạn trong một ngành nghề cụ thể, cho phép doanh nghiệp mở rộng hoạt động mà không phải thay đổi tên.
Cách đặt tên công ty đẹp dựa trên lĩnh vực kinh doanh
Bằng cách này, nhìn vào tên công ty của bạn thì khách hàng dễ nhận biết ngành nghề của doanh nghiệp là gì. Ví dụ, “TechSolutions” cho công ty công nghệ, “Năng Lượng Xanh” cho công ty năng lượng tái tạo, “Ngon Ngon” cho công ty kinh doanh thực phẩm hoặc “EduSmart” cho công ty giáo dục.
Những tên gọi này không chỉ phản ánh rõ ràng lĩnh vực hoạt động mà còn tạo sự chuyên nghiệp và uy tín trong mắt khách hàng. Ngoài ra, tên công ty liên quan đến lĩnh vực kinh doanh cũng giúp tăng cường chiến lược marketing, dễ dàng gắn kết với các từ khóa tìm kiếm, tạo điều kiện thuận lợi cho quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
Đặt tên cho công ty bằng ngôn ngữ nước ngoài
Đặt tên công ty bằng ngôn ngữ nước ngoài tạo cảm giác hiện đại và quốc tế, phù hợp cho các doanh nghiệp hướng đến thị trường toàn cầu. Một số tên hay cho công ty như: “GlobalTech” hoặc “Innovate Solutions” mang lại ấn tượng về sự tiên phong và quy mô lớn.
Tên ngôn ngữ nước ngoài còn có thể giúp công ty thu hút khách hàng quốc tế, đồng thời tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh nội địa.
Khi chọn tên nước ngoài, bạn cần lưu ý đến ý nghĩa và phát âm của tên trong các ngôn ngữ khác nhau để tránh hiểu lầm và đảm bảo tên gọi phù hợp với quy định đặt tên nhé.
Cách đặt tên công ty theo các chữ viết tắt
Một cách gọn gàng và hiện đại giúp khách hàng dễ nhớ, đó là đặt tên công ty theo các chữ viết tắt.
Gợi ý đặt tên công ty: “IBM” (International Business Machines) hay “KFC” (Kentucky Fried Chicken) là những tên viết tắt đã trở nên phổ biến và dễ nhận diện toàn cầu.
Việc sử dụng chữ viết tắt cũng giúp tên công ty trở nên ngắn gọn, dễ dàng in ấn trên tài liệu và vật phẩm quảng cáo. Lưu ý, khi chọn tên công ty viết tắt, bạn hãy tìm các chữ cái này có ý nghĩa hoặc liên quan đến lĩnh vực hoạt động của mình, cũng như dễ phát âm để gợi nhớ tốt hơn.
Đặt tên công ty ý nghĩa theo địa danh
Hãy liên tưởng đến các tên gọi như “Saigon Pearl”, “Quà Tây Nguyên”, “Cà Phê Buôn Ma Thuột”, hay “Hanoi Foods”. Đây là những ví dụ đặt tên công ty theo địa danh, giúp khách hàng dễ dàng nắm bắt thông tin và liên tưởng doanh nghiệp của bạn với một khu vực cụ thể.
Tên địa danh cũng gợi lên hình ảnh địa phương và tạo cảm giác thân thuộc cho khách hàng. Ngoài ra, đây là cách để thể hiện sự gắn bó và cam kết của doanh nghiệp đối với cộng đồng và đại danh đó.
Hơn nữa, việc sử dụng địa danh trong tên có thể giúp công ty tận dụng danh tiếng và uy tín của khu vực để truyền thông thương hiệu tốt hơn với nhóm khách hàng mục tiêu tại khu vực đó.
Đặt tên công ty hay theo phong thủy
Đặt tên công ty theo phong thủy hiện nay là xu hướng. Ý nghĩa tên công ty là nhằm thu hút may mắn, tài lộc và sự thịnh vượng đến với doanh nghiệp.
Tên gọi thường được chọn dựa trên yếu tố ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) và số học để đảm bảo sự cân bằng và hài hòa. Ví dụ các tên công ty hay: “Phúc Lộc Thọ”, “Hưng Thịnh” hay “Kim Long” mang ý nghĩa tốt lành và phát đạt.
Thông thường, khi đặt tên theo phong thủy, doanh nghiệp sẽ cần tham khảo ý kiến chuyên gia phong thủy để chọn tên phù hợp với mệnh và ngành nghề kinh doanh của mình.
Đặt tên doanh nghiệp hay theo nguồn cảm hứng
Nguồn cảm hứng của bạn có thể xuất phát từ bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Có thể xuất phát từ những ý tưởng, giá trị mà công ty theo đuổi chẳng hạn. Ví dụ, “Ước Mơ Xanh”, “Sáng Tạo Việt”, “Khát Vọng Mới” hay “Aspire Innovations” thể hiện những lý tưởng, khát khao và sự sáng tạo.
Những tên gọi này không chỉ độc đáo mà còn tạo nên câu chuyện thương hiệu thú vị về lý do và mục tiêu của doanh nghiệp, giúp kết nối sâu sắc hơn với khách hàng và đối tác. Tên theo nguồn cảm hứng thường mang tính cá nhân hóa cao, và cần phản ánh được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty bạn.
Đặt tên công ty hay và ý nghĩa theo tên cá nhân
Đặt tên công ty theo chính tên cá nhân của chủ doanh nghiệp cũng là một cách phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp gia đình hoặc do cá nhân sáng lập. Ví dụ, “Nguyễn Kim” hay “Phạm Gia” không chỉ dễ nhớ mà còn tạo sự kết nối của cá nhân với thương hiệu.
Tên cá nhân giúp khách hàng dễ dàng nhận diện người đứng đầu hoặc sáng lập công ty, từ đó tạo cảm giác thân thiện và tin cậy hơn. Bên cạnh đó, sử dụng tên cá nhân cũng thể hiện niềm tự hào và trách nhiệm của người sáng lập đối với cơ sở kinh doanh của mình.
Cách đặt tên công ty hay ý nghĩa theo tín ngưỡng
Để thể hiện sự tôn kính và mong muốn được phù hộ nhiều hơn bởi các tín ngưỡng của mình, nhiều công ty quyết định chọn đặt tên theo cách này. Dễ thấy là các tên gọi như “Thiện Tâm” gợi nhớ đến lòng tốt và tâm hồn thiện lương, phản ánh giá trị đạo đức của doanh nghiệp. Hay “Thiên Phước” thể hiện niềm tin vào sự ban phước từ trời cao, kỳ vọng vào sự bảo hộ và thịnh vượng.
Với cách đặt tên công ty này, bạn không chỉ gắn kết doanh nghiệp với các giá trị văn hóa, tâm linh mà còn tạo nên sự khác biệt và ấn tượng sâu sắc với khách hàng có cùng tín ngưỡng. Khi chọn tên theo cách này, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp và không gây hiểu lầm hoặc xúc phạm đến các giá trị tôn giáo.
Những điều cần tránh khi đặt tên công ty
Đặt tên cho công ty là một quyết định cần sự cân nhắc kỹ lưỡng từ chủ doanh nghiệp. Tên công ty nên phản ánh được lĩnh vực kinh doanh và giá trị của doanh nghiệp, quan trọng là phải tuân thủ các quy định pháp luật.
Sau đây là một số điều cần tránh khi đặt tên công ty của bạn:
- Không được đặt trùng tên / dễ gây nhầm lẫn
Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó. Điều này nhằm đảm bảo sự độc nhất và hạn chế các tranh chấp do nhầm tên trong giao dịch thương mại.
Ví dụ 1: Công ty TNHH ABC và Công ty Cổ phần ABC sẽ bị coi là trùng tên do phần tên riêng giống nhau dù loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Ví dụ 2: Công ty TNHH Nguyên Anh và Công ty TNHH Nguyên Ánh có thể gây nhầm lẫn do cách đọc gần giống nhau.
Ví dụ 3: Công ty TNHH Hoàng Minh (viết tắt: HM) và Công ty TNHH Hưng Minh (viết tắt: HM). Trường hợp này có thể gây nhầm lẫn vì tên viết tắt của doanh nghiệp mới trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Bình An và Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Bình An có thể dẫn đến sự nhầm lẫn vì chỉ khác nhau ở ký hiệu như “&”.
- Không được phép dùng tên cơ quan nhà nước / tổ chức chính trị
Tên công ty không được bao gồm toàn bộ hoặc một phần tên của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội – nghề nghiệp,… Vi phạm quy định này có thể khiến tên công ty của bạn bị từ chối đăng ký, thậm chí là gặp phải một số vấn đề pháp lý.
Ví dụ: Công ty TNHH Bộ Công Thương không được chấp nhận vì sử dụng tên của cơ quan nhà nước.
- Không được dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm văn hóa, đạo đức
Ví dụ: Công ty CP Phát Tài $$ là tên không hợp lệ và có thể bị từ chối khi đăng ký.
Như vậy, việc đặt tên doanh nghiệp không chỉ cần sáng tạo mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật đấy nhé. Nếu bạn có băn khoăn vì chưa nghĩ ra tên phù hợp, hoặc đã có ý tưởng nhưng không chắc liệu tên công ty của mình có hợp lệ với các quy định, hãy liên hệ ngay Thuế Quang Huy. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí và kiểm tra tên công ty cho bạn một cách nhanh chóng!

Dịch vụ tư vấn thành lập công ty trọn gói chuyên nghiệp tại Thuế Quang Huy
Với hơn 13 năm kinh nghiệm về tư vấn dịch vụ pháp lý, Thuế Quang Huy tự hào là đơn vị uy tín hàng đầu, đã hỗ trợ cho hơn 1000+ khách hàng tại TP. HCM thành lập công ty, tư vấn thuế – kế toán và các dịch vụ chuyên nghiệp liên quan đến doanh nghiệp.
Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng những giải pháp toàn diện nhất, từ việc kiểm tra và tư vấn lựa chọn tên công ty phù hợp, đến các thủ tục pháp lý phức tạp, đảm bảo sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian. Các dịch vụ nổi bật tại Thuế Quang Huy gồm:
- Thành lập công ty: Hỗ trợ từ việc lựa chọn tên công ty hợp lệ, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đến nhận giấy phép và hoàn tất các thủ tục pháp lý từ A đến Z.
- Tư vấn thuế – kế toán: Đảm bảo các sổ sách kế toán, báo cáo thuế,… của doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật, tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Thay đổi tên công ty: Đáp ứng nhanh chóng và chuyên nghiệp các yêu cầu thay đổi tên công ty nếu khách hàng có nhu cầu, bảo đảm thủ tục nhanh chóng, chi phí cạnh tranh, và hồ sơ pháp lý chuẩn quy định mới nhất.
Gọi ngay hotline hoặc để lại lời nhắn cho Thuế Quang Huy để được hỗ trợ tốt nhất ngay hôm nay!

Hướng dẫn tra cứu tên công ty, doanh nghiệp
Để tra cứu tên công ty hoặc doanh nghiệp một cách dễ dàng, hãy tham khảo các bước dưới đây:
Bước 1: Truy cập vào Trang web Cơ quan đăng ký kinh doanh
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang web của Cơ quan đăng ký kinh doanh tại đường dẫn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/.
Bước 2: Nhập tên công ty bạn muốn tra cứu
Điền thông tin tên công ty mà bạn muốn tra cứu vào ô tìm kiếm trên trang web. Lưu ý bạn cần nhập tên chính xác từng chữ cái, ký tự để đảm bảo kết quả tra cứu phù hợp nhất.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu hiển thị
Sau khi bạn nhập thông tin, hệ thống sẽ tự động hiển thị danh sách các công ty hoặc doanh nghiệp có tên gần giống hoặc giống với thông tin bạn đã nhập.
Ví dụ, khi nhập tên “Việt An” thì hệ thống đã cung cấp một số công ty đã đăng ký tên liên quan như Công ty CP Bao Bì Việt An, Công ty TNHH Việt An Care, Công ty TNHH Kiến Trúc Việt An,…
Bước 4: Kiểm tra tên công ty có bị trùng lặp
Bạn cần kiểm tra xem tên công ty mà bạn dự kiến đăng ký có bị trùng lặp hoặc dễ gây nhầm lẫn với bất kỳ tên nào trong danh sách kết quả hiển thị hay không.

Nếu tên công ty bị trùng hoặc khả năng gây nhầm lẫn cao, bạn cần xem xét thay đổi tên khác hoặc điều chỉnh bằng cách thêm một số từ vào tên và tiếp tục kiểm tra.
Giả sử cũng là tên “Việt An”, bạn có thể thêm từ mô tả phong cách hoặc lĩnh vực kinh doanh như Xây Dựng Việt An, Công Nghệ Việt An, Việt An Hitech, Việt An Mới,… Bạn cũng có thể thêm từ chỉ địa điểm hoặc vùng miền vào tên như Việt An Đông Dương,…
Còn nếu tên không có vấn đề gì, bạn có thể sử dụng tên này làm tên doanh nghiệp dự kiến đăng ký thành lập.
Một số câu hỏi thường gặp về cách đặt tên công ty
Có được phép trùng tên viết tắt với doanh nghiệp khác không?
Không được. Tên viết tắt của công ty khi đăng ký không được trùng với tên viết tắt của bất kỳ doanh nghiệp nào đã được đăng ký trước đó, bao gồm cả tên viết tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Tên công ty sẽ được đặt ở đâu?
Tại các địa điểm như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp, tên công ty phải được gắn để đảm bảo sự nhận diện và phân biệt rõ ràng trong các hoạt động giao dịch và pháp lý.
Ngoài ra, phải in hoặc viết tên công ty trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do công ty phát hành. Điều này sẽ giúp công ty bạn tạo ra sự thống nhất trong hoạt động kinh doanh, trong các giao dịch, và quản lý tổ chức.
Có thể sử dụng tiếng Hoa khi đặt tên công ty bằng tiếng nước ngoài không?
Không. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tên công ty khi được đặt bằng tiếng nước ngoài phải sử dụng hệ chữ La-tinh. Như vậy bạn chỉ được dùng các ký tự và ngữ âm tiếng nước ngoài được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W.
Có thể kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh khi đặt tên cho công ty không?
Có. Bạn có thể kết hợp tiếng Việt và tiếng Anh khi đặt tên cho công ty. Ví dụ, công ty tên gọi là Công ty Cổ phần Gleads.
Tuy nhiên, tên phải tuân thủ các quy định về đặt tên công ty như không trùng lặp với tên đã đăng ký, sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W, và không vi phạm các quy định khác về đặt tên doanh nghiệp.
Đặt tên công ty là một quá trình quan trọng và đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng của chủ sở hữu. Hy vọng thông qua bài viết trên, Thuế Quang Huy đã chia sẻ những kinh nghiệm và thông tin bổ ích ích về các quy định mới nhất, lưu ý cần thiết khi đặt tên doanh nghiệp cho bạn.
Lựa chọn một cái tên phù hợp không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn đảm bảo tuân thủ pháp luật, tránh các rủi ro pháp lý. Hãy tham khảo cẩn thận trước khi quyết định tên gọi cho doanh nghiệp của bạn. Đừng ngần ngại liên hệ với các tư vấn viên nhiệt tình tại Thuế Quang Huy bất kỳ lúc nào để được hỗ trợ tốt nhất!