Việc giải thể công ty không đơn thuần là việc ngừng hoạt động kinh doanh mà liên quan đến nhiều quy trình pháp lý phức tạp yêu cầu các thành viên của công ty hiểu rõ về quyền và trách nhiệm của mình. Vì trong quá trình giải thể sẽ có nhiều vấn đề phát sinh có thể ảnh hưởng đến tài chính và uy tín cá nhân nếu không được xử lý đúng cách.
Do đó, bạn cần nắm rõ quy định pháp luật trong quá trình giải thể công ty TNHH 2 thành viên để đảm bảo quyền lợi và tránh các rủi ro pháp lý không mong muốn. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá chi tiết các bước thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên tuân thủ theo quy trình pháp luật.
Các trường hợp giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 2 thành viên có thể giải thể trong một số điều kiện sau:
- Hết thời hạn hoạt động quy định trong Điều lệ nhưng không có quyết định gia hạn.
- Hội đồng thành viên đưa ra quyết định giải thể.
- Số lượng thành viên không đạt mức tối thiểu trong 6 tháng liên tục mà không thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vì vi phạm quy định pháp luật hoặc theo quyết định của tòa án.
Điều kiện giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Theo quy định tại khoản 2, Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty chỉ có thể tiến hành giải thể khi đã thanh toán đầy đủ tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng không có bất kỳ tranh chấp nào đang được giải quyết tại Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài.
Ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên có thời hạn hoạt động 5 năm, sau khi hết thời hạn này mà không có quyết định gia hạn từ Hội đồng thành viên thì sẽ phải tiến hành thủ tục giải thể. Lưu ý, trước khi giải thể, doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và không vướng vào các tranh chấp pháp lý tại Tòa án.
Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên bao gồm việc chuẩn bị các tài liệu cần thiết, thông báo cho cơ quan chức năng, thanh toán các khoản nợ và xử lý tài sản. Bạn cần nắm rõ từng bước trong thủ tục giải thể giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành.
Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên tự nguyện
Bước 1: Họp quyết định giải thể doanh nghiệp
Tổ chức cuộc họp Hội đồng thành viên để thông báo Quyết định giải thể doanh nghiệp và cần có hơn 75% thành viên tham gia cuộc họp đồng ý.
Nội dung Quyết định giải thể công ty bao gồm:
- Thông tin tên và địa chỉ trụ sở công ty TNHH 2 thành viên.
- Nguyên nhân giải thể doanh nghiệp.
- Thời gian và quy trình thanh lý hợp đồng, cũng như thanh toán các khoản nợ còn lại.
- Phương thức xử lý các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng lao động.
- Xác nhận Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Bước 2: Thông báo quyết định giải thể
Sau khi đưa ra Quyết định giải thể, bạn cần phải gửi thông báo giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi có trụ sở chính trong thời hạn 7 ngày.
Thông báo này cần bao gồm các tài liệu:
- Quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc thống nhất giải thể công ty.
- Kế hoạch giải quyết các khoản nợ còn lại (nếu có).
Bước 3: Thực hiện việc thanh lý tài sản và xử lý các khoản nợ
Báo cáo thanh lý phải được nộp kèm theo hồ sơ giải thể khi thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, trong quá trình thanh toán các khoản nợ, thứ tự ưu tiên được xác định như sau:
- Các khoản nợ liên quan đến lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc và những quyền lợi khác của người lao động đã được giao kết trong hợp đồng lao động.
- Các khoản nợ thuế.
- Các khoản nợ khác.
*Lưu ý: Thanh toán đầy đủ tất cả các khoản nợ và chi phí giải thể mà vẫn còn tài sản thì sẽ được phân chia cho các thành viên dựa theo tỷ lệ sở hữu vốn góp.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục nghĩa vụ thuế với các cơ quan chức năng
Doanh nghiệp thực hiện thanh lý tài sản trước khi thực hiện nghĩa vụ thuế. Khi quá trình thanh lý tài sản đã hoàn tất, bạn cần liên hệ với cơ quan thuế để thực hiện thủ tục hủy hóa đơn GTGT (VAT).
Nếu doanh nghiệp có chi nhánh, địa điểm kinh doanh hoặc văn phòng đại diện, cần lưu ý thực hiện thủ tục hủy hiệu lực mã số thuế cho từng đơn vị phụ thuộc trước khi hủy hiệu lực mã số thuế của toàn bộ doanh nghiệp.
Bước 5: Nộp hồ sơ đăng ký giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi hoàn tất thanh toán các khoản nợ, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký giải thể tại phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở kinh doanh chính.
Hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên tự nguyện bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo về quyết định giải thể công ty;
- Quyết định chính thức về việc giải thể công ty TNHH 2 thành viên;
- Biên bản thanh lý tài sản của công ty;
- Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên về việc giải thể;
- Giấy xác nhận đã đóng tài khoản ngân hàng và hoàn tất nghĩa vụ thuế;
- Danh sách các khoản nợ cùng phương án xử lý nợ (nếu có);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian xử lý hồ sơ: 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan chức năng nhận được hồ sơ hợp lệ. Nếu có sai sót, cán bộ sẽ thông báo các nội dung cần bổ sung hoặc điều chỉnh sửa.
Thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên bắt buộc
Bước 1: Nhận quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu công ty vi phạm pháp luật nghiêm trọng do Toà án quyết định.
Bước 2: Họp Hội đồng thành viên ra quyết định giải thể
Sau khi nhận được quyết định thu hồi, công ty TNHH 2 thành viên phải triệu tập cuộc họp của Hội đồng thành viên để quyết định việc giải thể trong vòng 10 ngày. Nội dung Quyết định giải thể cần ghi rõ lý do, thời hạn thanh toán các khoản nợ và thời hạn giải thể.
Bước 3: Thông báo quyết định giải thể
Doanh nghiệp gửi Quyết định giải thể và bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, và thông báo đến người lao động trong doanh nghiệp.
Đồng thời, Quyết định giải thể phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của công ty. Trường hợp có yêu cầu đăng báo cần phát tin trong 3 số liên tiếp.
Bước 4: Xử lý nợ và thanh lý tài sản
Công ty có trách nhiệm thanh toán tất cả các khoản nợ của mình, bao gồm nợ thuế, nợ lương người lao động, và các khoản nợ với các đối tác. Phương án thanh toán nợ phải được gửi đến các chủ nợ và người có quyền lợi liên quan.
Bước 5: Gửi hồ sơ giải thể
Sau khi hoàn thành thanh toán các khoản nợ và thanh lý tài sản, công ty phải gửi hồ sơ giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính trong vòng 5 ngày làm việc, bao gồm các tài liệu sau:
- Thông báo về việc tiến hành giải thể.
- Báo cáo về việc thanh lý tài sản.
- Danh sách các khoản nợ còn và đã thanh toán.
Sau khi nhận hồ sơ, nếu không có tranh chấp phát sinh trong vòng 180 ngày kể từ ngày công bố giải thể hoặc trong 5 ngày làm việc sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trạng giải thể của công ty trên hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian và nơi nộp hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên
Thời gian và nơi nộp hồ sơ giải thể công ty TNHH 2 thành viên được quy định như sau:
- Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Thời hạn giải quyết: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp có sai sót, cơ quan sẽ yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa
*Lưu ý: Nên liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ chi tiết, đảm bảo quá trình giải thể diễn ra nhanh chóng và chính xác.
Vốn góp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên được xử lý như nào?
Căn cứ vào điểm d, khoản 3 Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC phần giá trị vốn góp tăng thêm nhận được khi doanh nghiệp giải thể sẽ được tính là khoản thu nhập chịu thuế. Điều này có nghĩa, nếu sau khi giải thể công ty TNHH 2 thành viên, giá trị vốn góp nhận lại cao hơn so với số vốn đã góp ban đầu, cá nhân sở hữu vốn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ví dụ: Anh A là một trong hai thành viên góp vốn thành lập công ty TNHH với số vốn ban đầu là 500 triệu đồng. Sau một thời gian hoạt động, công ty quyết định giải thể và chia lại vốn cho các thành viên.
Khi giải thể, anh A nhận được 700 triệu đồng, tức là phần vốn góp của anh đã tăng thêm 200 triệu so với ban đầu.Khoản tăng thêm 200 triệu đồng này được xem là thu nhập từ đầu tư vốn và sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân và anh A cần kê khai và nộp thuế cho khoản thu nhập 200 triệu đồng đó.
Những hoạt động bị cấm khi có quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Khi có quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp và người quản lý cần tuân thủ các quy định pháp lý để tránh vi phạm. Theo Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, các hoạt động bị cấm bao gồm:
- Cất giấu hoặc tẩu tán tài sản nhằm tránh nghĩa vụ thanh toán.
- Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ làm ảnh hưởng khả năng thanh toán cho các chủ nợ.
- Chuyển đổi các khoản nợ không bảo đảm thành có bảo đảm bằng tài sản doanh nghiệp, trường hợp chủ công ty không đủ khả năng thanh toán nợ thì các tài sản này có thể bị thu hồi và bán đi nhằm thanh lý nợ ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ.
- Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh mới, ngoại trừ hợp đồng cần thiết cho việc giải thể.
- Cầm cố, thế chấp, tặng, cho thuê tài sản giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ.
- Huy động vốn dưới mọi hình thức gây ra rủi ro cho các chủ nợ và không được phép.
Theo quy định, nếu vi phạm các điều cấm trên, cá nhân có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào tính chất và mức độ vi phạm
Trong quá trình tiến hành giải thể, nếu doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, cần phải thực hiện việc trả lại con dấu và giấy chứng nhận mẫu con dấu.Trường hợp doanh nghiệp chưa thanh toán các khoản nợ tài chính phải gửi văn bản quyết định giải thể kèm theo phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ và những cá nhân liên quan.
Giải thể doanh nghiệp là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn. Để tránh những sai sót có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về pháp lý và tài chính, bạn nên tìm đến dịch vụ tư vấn về thuế và giải thể. Việc này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí, đồng thời đảm bảo quá trình giải thể được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
Dịch vụ giải thể công ty TNHH 2 thành viên tại Thuế Quang Huy
Thuế Quang Huy – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn thuế và giải thể doanh nghiệp. Chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, cam kết mang đến bạn dịch vụ giải thể công ty TNHH 2 thành viên nhanh chóng, chính xác và chuyên nghiệp nhất.
Thời gian và chi phí dịch vụ giải thể doanh nghiệp tại Thuế Quang Huy
Thời gian giải thể công ty thường diễn ra trong khoảng 20 – 25 ngày, tùy thuộc vào hồ sơ và tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể.
- Thời gian nộp hồ sơ thông báo giải thể cho Sở Kế hoạch và Đầu tư: 5 – 7 ngày.
- Thời gian hoàn tất thủ tục chốt nợ tại cơ quan thuế: 7 – 10 ngày.
- Thời gian xét duyệt hồ sơ giải thể và hoàn trả giấy phép kinh doanh: 7 – 10 ngày.
*Lưu ý: Nếu có vấn đề phát sinh từ hồ sơ hoặc tình hình thực tế của doanh nghiệp, thời gian và chi phí có thể kéo dài hơn 30 ngày.
Tại Thuế Quang Huy, chúng tôi cung cấp dịch vụ giải thể công ty trọn gói với giá chỉ từ 2.000.000 đồng, tùy theo tình trạng tài chính và số lượng hóa đơn phát sinh của doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về dịch vụ miễn phí và báo giá chính xác nhất.
Lợi ích mà khách hàng nhận được khi sử dụng dịch vụ tại Thuế Quang Huy
Dịch vụ tại Thuế Quang Huy đều được tư vấn dựa trên tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể mang đến khách hàng những lợi ích sau.
- Tiết kiệm thời gian: Thủ tục nhanh chóng, đội ngũ chuyên gia sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến pháp lý trong quá trình giải thể công ty trong thời gian ngắn nhất.
- Chi phí hợp lý: Chúng tôi báo giá minh bạch, rõ ràng đảm bảo không phát sinh chi phí ngoài dự kiến.
- Bảo mật thông tin: Mọi dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp và thông tin khách hàng sẽ được bảo vệ an toàn tuyệt đối, ngăn chặn mọi hành vi truy cập trái phép.
- Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết mọi vấn đề phát sinh trong mọi giai đoạn của quy trình giải thể doanh nghiệp.
Các câu hỏi thường gặp về giải thể công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Có thể hủy bỏ quyết định giải thể công ty TNHH 2 thành viên được không?
Bạn có quyền hủy quyết định giải thể công ty TNHH hai thành viên. Để thực hiện điều này, bạn cần tải mẫu thông báo hủy bỏ quyết định giải thể doanh nghiệp, đảm bảo điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu trong Phụ lục II-23 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Sau đó, tiến hành theo quy trình hướng dẫn tại Mục 2, Phần A, Phụ lục II của Quyết định 855/QĐ-BKHĐT 2021.
Giải thể công ty TNHH 2 thành viên sai quy định bị phạt bao nhiêu?
Giải thể công ty TNHH hai thành viên không đúng quy định có thể dẫn đến những mức phạt nghiêm trọng. Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng cho các hành vi vi phạm các điều kiện giải thể công ty TNHH 2 thành viên.
Sau khi giải thể công ty TNHH 2 thành viên có thể chuyển qua thành lập hộ kinh doanh được không?
Sau khi giải thể công ty TNHH 2 thành viên, việc chuyển sang thành lập hộ kinh doanh là hoàn toàn khả thi, miễn là người đứng ra thành lập hộ kinh doanh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Tóm lại, trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể công ty TNHH 2 thành viên, việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật là rất quan trọng. Bạn cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước như thông báo quyết định giải thể, thanh toán các khoản nợ, và hoàn tất các thủ tục liên quan để tránh được những rắc rối về pháp lý trong tương lai.
Hy vọng bài viết trên của Thuế Quang Huy đã giúp các bạn giải quyết những khó khăn khi thực hiện giải thể công ty TNHH 2 thành viên theo pháp luật hiện hành. Nếu còn bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.