Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Chi nhánh là gì? Đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp

Chi nhánh công ty
Nội dung chính:

Chi nhánh công ty là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Nếu mà nói thiết lập chi nhánh chỉ giúp tăng cường sự hiện diện không là chưa đủ. Hơn thế nữa, chi nhánh mang lại nhiều lợi ích về mặt tài chính và quản lý.

Tuy nhiên, để thành lập một chi nhánh thành công, doanh nghiệp cần nắm rõ các bước và yêu cầu pháp lý liên quan. Trong bài viết sau, Thuế Quang Huy sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phân biệt chi nhánh với văn phòng đại diện, công ty con, và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký chi nhánh công ty. Tìm hiểu ngay!

Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh công ty là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, được thành lập để mở rộng hoạt động kinh doanh, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty mẹ.

Chi nhánh công ty là gì
Chi nhánh công ty là gì

Chi nhánh hoạt động trong cùng lĩnh vực với doanh nghiệp chính, được giao một nhiệm vụ cụ thể, nhưng không có tư cách pháp nhân độc lập. Điều này có nghĩa là mọi trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của chi nhánh đều thuộc về công ty mẹ.

Ví dụ: Một công ty sản xuất quần áo A có trụ sở chính tại TP.HCM có thể mở một chi nhánh tại Hà Nội để mở rộng thị trường, quản lý kho hàng và hỗ trợ khách hàng khu vực miền Bắc. Mặc dù chi nhánh này có thể có con dấu, mã số thuế riêng và hoạt động kinh doanh độc lập về vận hành, nhưng mọi hợp đồng, nghĩa vụ pháp lý vẫn do công ty mẹ chịu trách nhiệm.

Đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp

Có thể ví chi nhánh như “cánh tay nối dài” giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh. Vậy một chi nhánh doanh nghiệp có các đặc điểm chính gì?

  • Là đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân

Chi nhánh không phải là một công ty độc lập mà là một phần của doanh nghiệp mẹ. Mọi giao dịch, hợp đồng hay trách nhiệm pháp lý của chi nhánh đều thuộc về công ty chính. Do vậy chi nhánh không thể tự đứng tên trước pháp luật mà phải lấy danh nghĩa doanh nghiệp mẹ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

  • Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty mẹ

Chi nhánh có thể đảm nhận các hoạt động kinh doanh như bán hàng, cung cấp dịch vụ, sản xuất,… Một số chi nhánh chỉ tập trung vào chức năng hỗ trợ như chăm sóc khách hàng hoặc quản lý kho hàng.

  • Có con dấu, tài khoản riêng

Chi nhánh phải đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật, có con dấu, mã số thuế riêng và có thể mở tài khoản ngân hàng để giao dịch. Tuy nhiên, tài chính của chi nhánh vẫn do công ty mẹ quản lý.

  • Có thể được lập trong nước hoặc nước ngoài

Doanh nghiệp có thể mở chi nhánh tại bất kỳ tỉnh thành nào trong nước hoặc thậm chí ở nước ngoài để mở rộng thị trường. Một doanh nghiệp có thể có nhiều chi nhánh trong cùng một khu vực địa lý.

  • Chỉ được kinh doanh trong ngành nghề của công ty mẹ

Chi nhánh không thể kinh doanh ngoài phạm vi ngành nghề mà công ty mẹ đã đăng ký. Việc này đảm bảo sự thống nhất và phù hợp với giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp chính. Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, nếu doanh nghiệp muốn mở chi nhánh để kinh doanh ngành nghề khác, họ phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề trước khi đăng ký chi nhánh.

Chi nhánh doanh nghiệp
Đặc điểm chi nhánh doanh nghiệp

Chằng hạn, một công ty công nghệ B tại TP.HCM mở chi nhánh tại Đà Nẵng để phát triển thị trường miền Trung. Chi nhánh này có thể tuyển nhân viên, ký hợp đồng cung cấp dịch vụ, nhưng mọi trách nhiệm pháp lý và tài chính vẫn thuộc về trụ sở chính. Nếu công ty mẹ chỉ đăng ký kinh doanh phần mềm, chi nhánh không thể kinh doanh thêm lĩnh vực thương mại điện tử trừ khi công ty mẹ làm thủ tục bổ sung ngành nghề trước.

Điểm giống nhau và khác nhau giữa chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc

Chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc đều là đơn vị mở rộng của doanh nghiệp, giúp phát triển thị trường và tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hai loại này có sự khác biệt rõ ràng về cách hạch toán, quản lý tài chính, và nghĩa vụ thuế.

Điểm giống nhau

  • Bộ máy nhân sự: Cả hai loại chi nhánh đều do công ty mẹ quản lý và bổ nhiệm nhân sự.
  • Nguồn vốn: Vốn kinh doanh của chi nhánh đều do công ty mẹ cấp.
  • Tuân thủ theo chủ trương của công ty: Mọi hoạt động phải tuân theo chiến lược chung của doanh nghiệp mẹ.
  • Hiệu quả kinh doanh thuộc về công ty: Lợi nhuận của chi nhánh sau khi nộp thuế vẫn thuộc về doanh nghiệp chính.
  • Kê khai thuế GTGT riêng: Dù hạch toán độc lập hay phụ thuộc, chi nhánh vẫn phải kê khai thuế giá trị gia tăng riêng với cơ quan thuế.
Điểm giống nhau chi nhánh độc lập và phụ thuộc
Điểm giống nhau và khác nhau giữa chi nhánh độc lập và chi nhánh phụ thuộc

Điểm khác nhau

Tiêu chí

Chi nhánh phụ thuộc

Chi nhánh độc lập

Hạch toán kế toán Không hạch toán độc lập, toàn bộ số liệu doanh thu, chi phí được chuyển về công ty mẹ. Hạch toán độc lập, tự lập báo cáo tài chính và sổ sách kế toán.
Nghĩa vụ thuế Công ty mẹ sẽ tổng hợp số liệu từ chi nhánh và chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Chi nhánh phải tự kê khai và nộp thuế TNDN riêng, không phụ thuộc vào công ty mẹ.
Bộ phận kế toán Kế toán chi nhánh là một phần của hệ thống kế toán công ty. Kế toán chi nhánh hoạt động độc lập theo Luật Kế toán.
Điểm khác nhau chi nhánh độc lập và phụ thuộc
Điểm khác nhau chi nhánh độc lập và phụ thuộc

So sánh giữa chi nhánh công ty, văn phòng đại diện và công ty con

Chi nhánh công ty, văn phòng đại diện và công ty con – Cả 3 đều là hình thức mở rộng hoạt động của doanh nghiệp. Điểm khác biệt quan trọng giữa các hình thức này nằm ở chức năng, tư cách pháp nhân, nghĩa vụ thuế, và cách quản lý tài chính.

Tìm hiểu chi tiết cùng Thuế Quang Huy qua bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí

Chi nhánh công ty Văn phòng đại diện

Công ty con

Chức năng Thực hiện kinh doanh và đại diện theo ủy quyền của công ty mẹ. Chỉ thực hiện hoạt động giao dịch, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, không được kinh doanh. Có thể hoạt động kinh doanh như một công ty độc lập, có thể cùng hoặc khác lĩnh vực với công ty mẹ.
Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân. Không có tư cách pháp nhân. Có tư cách pháp nhân riêng, hoạt động như một công ty độc lập.
Mã số thuế Có mã số thuế riêng (13 số). Sử dụng mã số thuế của công ty mẹ. Có mã số thuế độc lập (10 số).
Vốn điều lệ Không có vốn điều lệ riêng. Không có vốn điều lệ riêng. Có vốn điều lệ riêng, được thể hiện trên giấy đăng ký kinh doanh.
Hạch toán kế toán Có thể hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc vào công ty mẹ. Hạch toán phụ thuộc vào công ty mẹ. Hạch toán độc lập, có báo cáo tài chính riêng.
Nghĩa vụ nộp thuế Nếu hạch toán độc lập: Tự nộp thuế TNDN.

Nếu hạch toán phụ thuộc: Chuyển lợi nhuận về công ty mẹ để nộp thuế.

Không phát sinh thuế TNDN, công ty mẹ chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế. Phải tự nộp thuế TNDN tại cơ quan thuế nơi đặt trụ sở.
Ngành nghề kinh doanh Phải giống với công ty mẹ. Không được đăng ký kinh doanh. Có thể giống hoặc khác với công ty mẹ.
Quản lý tài chính Do công ty mẹ quyết định, Nếu hạch toán phụ thuộc thì tài chính nhập chung vào công ty mẹ. Mọi chi phí hoạt động Do công ty mẹ chịu. Hoạt động tài chính độc Lập, tự chịu trách nhiệm về doanh thu, lợi nhuận và lỗ.
Khả năng ký kết hợp đồng Có thể ký hợp đồng kinh doanh nhưng theo ủy quyền của công ty mẹ. Không có quyền ký kết hợp đồng kinh doanh, chỉ thực hiện giao dịch, tiếp thị. Có quyền tự ký hợp đồng, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ pháp lý.

Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh công ty

Khi mở chi nhánh doanh nghiệp, nếu không nắm rõ thủ tục pháp lý thì có thể dẫn đến hồ sơ sai sót, mất nhiều thời gian chỉnh sửa, hoặc thậm chí doanh nghiệp bị từ chối đăng ký.

Dưới đây là 3 bước cần biết trong một thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh tuân thủ các quy định hiện hành:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo đăng ký hoạt động chi nhánh
  • Quyết định thành lập chi nhánh của công ty mẹ
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị (nếu có)
  • Quyết định bổ nhiệm đại diện đứng đầu chi nhánh
  • Bản sao giấy tờ cá nhân của người đứng đầu chi nhánh
  • Văn bản ủy quyền (nếu nhờ người khác đi nộp hồ sơ)

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký

Tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi chi nhánh đặt trụ sở. Có thể thực hiện qua: (1) Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến hoặc (2) Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh

Sau khi hồ sơ hợp lệ, trong 03 ngày làm việc, bạn sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. Sau đó, doanh nghiệp cần khắc dấu, đăng ký mẫu dấu và thực hiện các thủ tục thuế liên quan.

Thủ tục đăng ký chi nhánh công ty
Thủ tục đăng ký chi nhánh công ty

Như vậy, việc đăng ký chi nhánh tuy không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chính xác trong hồ sơ và quy trình xử lý. Để tránh mất thời gian chỉnh sửa hoặc gặp vướng mắc pháp lý, doanh nghiệp nên lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín và chuyên nghiệp để được hỗ trợ nhanh chóng. Đừng ngừng ngại liên hệ Thuế Quang Huy khi bạn còn nhiều thắc mắc cần được tư vấn, giải đáp!

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói tại Thuế Quang Huy

Đăng ký hoạt động chi nhánh là bước quan trọng để mở rộng kinh doanh, nhưng quy trình hành chính có thể gây không ít khó khăn. Thay vì tự mình loay hoay với các thủ tục phức tạp, hãy để Thuế Quang Huy hỗ trợ bạn. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh công ty trọn gói, giúp khách hàng mở chi nhánh nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí tốt nhất!

Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập chi nhánh doanh nghiệp – Thuế Quang Huy

Cam kết dịch vụ Thuế Quang Huy

  • Với hơn 13 năm kinh nghiệm và hơn 1.000 doanh nghiệp đã được hỗ trợ, Thuế Quang Huy cam kết mang đến dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm và hiệu quả.
  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia đầy tâm huyết và năng lực trong lĩnh vực pháp lý, kế toán, thuế và tư vấn doanh nghiệp. Chúng tôi tập trung xử lý thủ tục nhanh chóng và đề xuất giải pháp toàn diện, tối ưu cho hoạt động vận hành của doanh nghiệp.
  • Dịch vụ trọn gói với chi phí minh bạch, không chỉ dừng lại ở việc hoàn tất hồ sơ, Thuế Quang Huy hướng tới sự đồng hành lâu dài cùng quý khách hàng gần xa.

Thời gian và chi phí dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Thuế Quang Huy cung cấp dịch vụ thành lập chi nhánh với chi phí trọn gói chỉ từ 900.000 đồng, cam kết minh bạch, không phát sinh thêm khoản phí ngoài dự kiến. Nhờ vào quy trình tối ưu và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thời gian hoàn tất thủ tục trong vòng 03 – 04 ngày làm việc.

Bạn đang tìm kiếm một giải pháp tối ưu, thành lập chi nhánh dễ dàng – tiết kiệm thời gian, chi phí? Gọi ngay hotline Thuế Quang Huy để nhận hỗ trợ tận tình và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

Một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh công ty

Chi nhánh doanh nghiệp có tư cách pháp nhân không?

Không. Chi nhánh doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân mà hoạt động dưới sự quản lý và đại diện của công ty mẹ, không độc lập về mặt pháp lý. Do đó, chi nhánh không thể tự ký kết hợp đồng hay thực hiện các giao dịch pháp lý mà không có sự ủy quyền từ công ty mẹ.

Các trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp

Chi nhánh doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trong các trường hợp sau, theo khoản 1 Điều 77 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

  • Kê khai thông tin trong hồ sơ là giả mạo, không đúng sự thật.
  • Chi nhánh ngừng hoạt động liên tục trong 01 năm mà không thông báo cho cơ quan chức năng (cụ thể ở đây là Phòng Đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế).
  • Có quyết định từ Tòa án hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Tên chi nhánh công ty đặt như thế nào mới đúng chuẩn?

Tên chi nhánh công ty cần tuân thủ theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. Cụ thể, tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, bao gồm các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu. Tên phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Ngoài ra, tên chi nhánh cũng phải được gắn tại trụ sở và in nhỏ hơn tên công ty trên các giấy tờ giao dịch.

Chi nhánh công ty có được vay vốn không?

Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân, do đó không thể vay vốn trực tiếp như một doanh nghiệp độc lập. Tuy nhiên, chi nhánh có thể thực hiện các giao dịch tài chính thông qua công ty mẹ.

Để vay vốn, người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh làm đại diện theo ủy quyền. Người này sẽ ký kết hợp đồng hoặc thực hiện các thủ tục vay vốn nhân danh công ty mẹ.

Chi nhánh công ty là một phần thiết yếu trong chiến lược mở rộng kinh doanh, giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, để thành lập chi nhánh hiệu quả, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định pháp lý liên quan. Quy trình này đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh, sau đó nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo đúng thủ tục, quy định.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ trong việc thành lập chi nhánh công ty, liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để bắt đầu một cách nhanh chóng và tối ưu nhất nha!

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và liệu bạn có thuộc diện được hoàn thuế TNCN không? Hoàn thuế TNCN là quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều kiện và thủ tục để nhận lại số tiền đã nộp […]

hoàn thuế thu nhập cá nhân online

Hoàn thuế thu nhập cá nhân online mang lại sự thuận tiện cho người nộp thuế trong thời đại công nghệ số hiện nay. Thay vì phải đến cơ quan thuế để làm thủ tục, các cá nhân có thể dễ dàng truy cập vào các nền tảng trực tuyến của Tổng cục Thuế hay […]

Kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ có thể được ví như “xương sống” trong cơ thể doanh nghiệp, là bộ phận hỗ trợ hoạt động tài chính luôn vận hành trơn tru và ổn định. Nếu thiếu đi thành phần này, mọi chiến lược phát triển của tổ chức sẽ dễ dàng rơi vào những vòng bẫy […]

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ là vị trí quan trọng chuyên theo dõi, quản lý các khoản phải thu, phải trả, đảm bảo dòng tiền luôn ổn định cho doanh nghiệp. Kiểm soát công nợ chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro tài chính, giảm thiểu nợ xấu và tối ưu hóa các khoản thanh toán, […]

tra cứu thông tin quyết toán thuế

Tra cứu thông tin quyết toán thuế ngày nay trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của công nghệ và các cổng thông tin điện tử chính thống. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người nộp thuế có thể kiểm tra tình trạng quyết toán của mình. Đọc ngay bài viết dưới […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!