Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Số giấy phép kinh doanh là gì? Cách tra số GPKD chính xác

Nội dung chính:

Bạn đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh, muốn lập doanh nghiệp nhưng chưa rõ số đăng ký kinh doanh là gì? Nếu thiếu thông tin này, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đăng ký thuế, ký hợp đồng hoặc mở tài khoản ngân hàng,… Mã số này không phải chỉ là một dãy số, mà nó tựa như “chứng minh thư” của doanh nghiệp.

Vậy cụ thể số đăng ký kinh doanh là gì, có vai trò như thế nào và cách tra cứu ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau. Đọc chi tiết cùng Thuế Quang Huy!

Số đăng ký kinh doanh là gì?

Số đăng ký kinh doanh (hay còn gọi là số giấy phép kinh doanh hoặc mã số doanh nghiệp) là dãy số do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh khi hoàn tất thủ tục thành lập, tên thường gọi khác là mã số doanh nghiệp /mã s hộ đăng ký kinh doanh.

Đây là mã số duy nhất giúp các cơ quan nhận diện và quản lý hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật. Mã số này được sử dụng trong các giao dịch hành chính như kê khai thuế, mở tài khoản ngân hàng, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục pháp lý khác.

Số đăng ký kinh doanh là gì
Số giấy phép kinh doanh là gì?

Chẳng hạn, công ty TNHH ABC khi đăng ký thành lập sẽ được cấp mã số doanh nghiệp như 0312345678. Mã số này sẽ gắn liền với công ty suốt quá trình hoạt động, ngay cả khi thay đổi tên hoặc ngành nghề kinh doanh. Nếu công ty giải thể, mã số này cũng không được cấp lại cho doanh nghiệp khác.

Các quy định của pháp luật về mã số đăng ký kinh doanh

Mã số đăng ký kinh doanh là yếu tố quan trọng giúp xác định và quản lý doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Theo quy định pháp luật Việt Nam, mã số này được cấp khi thành lập và có nhiều đặc điểm riêng để đảm bảo tính pháp lý, minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Quy định về mã số doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020

Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định mã số doanh nghiệp có các đặc điểm chính như sau:

  • Mã số duy nhất: Mỗi doanh nghiệp khi thành lập sẽ được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Mã số này được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Không thể tái sử dụng: Mã số doanh nghiệp không được cấp lại cho doanh nghiệp khác, ngay cả khi doanh nghiệp bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động. Đặc điểm này đảm bảo tính thống nhất và dễ dàng theo dõi lịch sử doanh nghiệp.
  • Sử dụng trong thủ tục hành chính: Mã số này được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, bảo hiểm, ngân hàng, và các thủ tục hành chính khác. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thực hiện giao dịch thương mại hợp pháp và minh bạch.
  • Tính pháp lý: Mã số doanh nghiệp giúp các cơ quan nhà nước quản lý hiệu quả doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của các bên khi hợp tác kinh doanh, giao dịch thương mại.

Quy định về mã số đăng ký hộ kinh doanh theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Theo Điều 83 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, mã số hộ kinh doanh được cấp theo một cấu trúc đặc biệt:

  • Đầu tiên là mã cấp tỉnh, gồm hai chữ số, xác định tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi hộ kinh doanh đăng ký.
  • Tiếp theo là mã cấp huyện, gồm một chữ cái tiếng Việt, dùng để xác định quận/huyện nơi hộ kinh doanh hoạt động.
  • Thứ ba là mã loại hình, được quy định là số “8”, giúp phân biệt hộ kinh doanh với doanh nghiệp.
  • Cuối cùng là số thứ tự hộ kinh doanh, gồm sáu chữ số (từ 000001 đến 999999), giúp chúng ta biết được từng hộ kinh doanh theo thứ tự đăng ký.

Cấu trúc mã số này bảo đảm tính thống nhất, dễ dàng quản lý và tra cứu thông tin hộ kinh doanh trong hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Ví dụ: Một hộ kinh doanh đăng ký tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh có thể có mã số 79A8001234, trong đó:

  • “79” là mã tỉnh TP. Hồ Chí Minh.
  • “A” là mã Quận 1.
  • “8” là ký hiệu hộ kinh doanh.
  • “001234” là số thứ tự của hộ kinh doanh.

Quy định về thay đổi mã số đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính, chẳng hạn tách hoặc sáp nhập quận/huyện, mã số hộ kinh doanh cũng cần thay đổi theo quy định.

Theo đó, khi một huyện mới được thành lập, mã số cấp huyện sẽ được điều chỉnh theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt. Các đơn vị hành chính tách ra vẫn giữ nguyên mã số cũ, còn đơn vị mới sẽ nhận mã tiếp theo trong hệ thống. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thông báo mã số mới cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật vào hệ thống quốc gia.

Các loại mã số đăng ký kinh doanh

Có 2 loại mã số đăng ký kinh doanh bao gồm: mã số giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cá thể và mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi loại có đặc điểm và chức năng riêng biệt. Hãy tham khảo hình ảnh dưới đây từ Thuế Quang Huy để dễ hình dung về từng loại nhé.

Mã số giấy phép kinh doanh hộ kinh doanh cá thể

Mã số này được cấp cho hộ kinh doanh cá thể khi đăng ký hoạt động và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Đây là mã số duy nhất giúp cơ quan chức năng quản lý, theo dõi các hộ kinh doanh trong phạm vi địa phương.

Mã số này cũng được sử dụng khi thực hiện các nghĩa vụ về thuế và các thủ tục hành chính liên quan. Trong quá trình hoạt động, nếu hộ kinh doanh thay đổi thông tin đăng ký, mã số này vẫn được giữ nguyên để đảm bảo tính liên tục trong quản lý.

Số đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
Số đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

Mã số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

Mã số này còn được gọi là mã số doanh nghiệp, được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cấp bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Lưu ý, đây là dãy số độc nhất, gắn liền với doanh nghiệp từ khi thành lập đến khi giải thể, không thể tái sử dụng cho doanh nghiệp khác.

Số giấy phép kinh doanh doanh nghiệp
Số giấy phép kinh doanh doanh nghiệp

Vai trò và ý nghĩa của mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Mã số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan nhà nước xác định và quản lý doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của mã số này cũng giúp cho bạn, các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật và hoạt động hiệu quả hơn.

Vai trò của số giấy phép kinh doanh

Mã số giấy phép kinh doanh là phương tiện hữu ích đối với việc quản lý doanh nghiệp và hộ kinh doanh, hỗ trợ cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong nhiều hoạt động hành chính, tài chính.

  • Xác nhận tính hợp pháp: Khi một doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số này là dấu hiệu để xác nhận tính hợp pháp của đơn vị đó. Ví dụ, một công ty muốn mở tài khoản ngân hàng hoặc ký hợp đồng với đối tác sẽ cần cung cấp mã số này để chứng minh sự tồn tại hợp pháp của mình.
  • Hỗ trợ quản lý thuế và nghĩa vụ tài chính: Mã số giấy phép kinh doanh cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp, giúp cơ quan thuế dễ dàng theo dõi hoạt động kê khai, nộp thuế. Doanh nghiệp có thể sử dụng mã số này để thực hiện các giao dịch tài chính như xuất hóa đơn, kê khai thuế GTGT, hoặc đăng ký bảo hiểm xã hội cho nhân viên.
  • Giúp truy xuất thông tin doanh nghiệp: Cơ quan quản lý nhà nước, đối tác, ngân hàng hoặc khách hàng có thể dễ dàng tra cứu thông tin doanh nghiệp thông qua mã số này trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Giả sử một nhà cung cấp A muốn kiểm tra xem đối tác B của họ có đang hoạt động hợp pháp hay không có thể tra cứu bằng mã số doanh nghiệp.
Vai trò số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vai trò số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Ý nghĩa của số đăng ký kinh doanh

Mã số đăng ký kinh doanh không chỉ là một dãy số định danh mà còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và đối tác kinh doanh.

  • Tính duy nhất và không thể thay đổi, từ đó giúp tránh nhầm lẫn và đảm bảo tính ổn định trong quản lý dữ liệu doanh nghiệp.
  • Thể hiện sự minh bạch và trách nhiệm pháp lý, các cơ quan quản lý có thể dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh, hạn chế tình trạng kinh doanh trái phép hoặc trốn thuế.
  • Tạo thuận lợi cho các giao dịch thương mại trong quá trình hợp tác, ký kết hợp đồng hoặc mở rộng hoạt động.
Ý nghĩa số đăng ký kinh doanh
Ý nghĩa số đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn cách tra cứu mã số đăng ký kinh doanh

Tra cứu mã số đăng ký kinh doanh giúp cá nhân, tổ chức xác minh thông tin doanh nghiệp một cách chính xác và nhanh chóng.

Có nhiều cách để tra cứu thông tin doanh nghiệp, dưới đây là hướng dẫn chi tiết của Thuế Quang Huy về từng cách tra cứu!

Cách tra số giấy ĐKKD
Cách tra số giấy ĐKKD

Tra cứu tại Phòng Đăng ký Kinh doanh

Tình huống thường gặp là công ty của bạn muốn hợp tác với đối tác mới nhưng chưa rõ tình trạng pháp lý của đối tác đó. Vậy bạn có thể gửi công văn đến Phòng Đăng ký Kinh doanh để yêu cầu cung cấp thông tin như giấy phép kinh doanh, mã số doanh nghiệp, tình trạng hoạt động của đối tác,…

Nếu cần thông tin chi tiết và chính xác nhất về một doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức có thể đến trực tiếp Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh. Quy trình tra cứu có thể tham khảo như sau:

  • Gửi đơn đề nghị (đối với cá nhân) hoặc công văn (đối với tổ chức) đến Phòng Đăng ký Kinh doanh.
  • Trong đơn cần ghi rõ tên doanh nghiệp cần tra cứu, lý do xin cung cấp thông tin và loại thông tin mong muốn.
  • Sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xử lý yêu cầu và cung cấp thông tin theo quy định pháp luật.

Tra cứu thông tin doanh nghiệp qua hệ thống của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế cung cấp hệ thống tra cứu thông tin doanh nghiệp trực tuyến, hỗ trợ người dùng nhanh chóng kiểm tra tình trạng thuế và hoạt động của doanh nghiệp.

Các bước tra cứu:

  • Truy cập trang web: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
  • Nhập mã số thuế, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính
  • Điền số CMND/CCCD và mã xác nhận
  • Nhấn nút Tra cứu để hệ thống hiển thị thông tin

Thông tin có thể tra cứu:

  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số thuế (cũng là mã số đăng ký kinh doanh)
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Tình trạng hoạt động (còn hoạt động, tạm ngừng hay đã giải thể)
  • Cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp

Tra cứu trên website của Tổng cục Thuế Việt Nam

Đây là một cách thức khá phổ biến và thuận tiện khi cần tra cứu mã số đăng ký kinh doanh, phù hợp với cá nhân hoặc tổ chức muốn tra cứu nhanh chóng mà không cần đến trực tiếp cơ quan nhà nước.

Các bước tra cứu:

  • Truy cập trang web Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Nhập mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm
  • Nhấn Tìm kiếm để hiển thị kết quả
  • Nếu tra cứu theo tên, danh sách các doanh nghiệp có tên tương tự sẽ hiện ra. Chọn đúng doanh nghiệp cần xem thông tin chi tiết.

Thông tin có thể tra cứu:

  • Tên đầy đủ, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp
  • Mã số đăng ký kinh doanh
  • Loại hình doanh nghiệp (công ty TNHH, cổ phần, hộ kinh doanh…)
  • Ngày thành lập công ty
  • Tên người đại diện pháp luật
  • Địa chỉ trụ sở chính
  • Tình trạng hoạt động (đang hoạt động, tạm ngừng hoặc giải thể)

Việc tra cứu mã số đăng ký kinh doanh là một bước quan trọng để kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp trước khi hợp tác hoặc thực hiện giao dịch. Tùy vào nhu cầu và mức độ chi tiết mong muốn, có thể lựa chọn tra cứu trực tiếp hoặc qua hệ thống để đáp ứng nhu cầu xác minh thông tin của bạn nha!

Một số lưu ý về mã số giấy phép kinh doanh

Do bởi đây là một yếu tố quan trọng giúp nhận diện doanh nghiệp, thực hiện các thủ tục hành chính, pháp lý liên quan. Vậy nên doanh nghiệp cần hiểu rõ cách sử dụng và quản lý mã số này để tránh rủi ro không mong muốn.

  • Cần phân biệt số đăng ký kinh doanh và mã số thuế, nếu doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, mỗi đơn vị có thể được cấp một mã số thuế riêng, do đó cần kiểm tra và sử dụng đúng mã số trong các giao dịch.
  • Lưu ý về hiển thị mã số giấy phép kinh doanh trên các tài liệu quan trọng, các chứng từ pháp lý như hợp đồng, hóa đơn và biên bản giao dịch,… để xác minh tính hợp lệ của doanh nghiệp khi làm việc với đối tác, khách hàng và cơ quan quản lý nhà nước.
  • Chủ động tra cứu mã số đăng ký kinh doanh trên hệ thống của cơ quan nhà nước để đảm bảo thông tin luôn chính xác và cập nhật, điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

Như vậy, nếu nắm bắt tốt cách sử dụng số đăng ký kinh doanh thì sẽ giúp doanh nghiệp của bạn hoạt động minh bạch, hợp pháp, đồng thời còn tránh được các rủi ro pháp lý không đáng có. Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập doanh nghiệp và cần hỗ trợ xin giấy phép kinh doanh, dịch vụ tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục nhanh chóng, chính xác với chi phí tối ưu nhất. Tìm hiểu ngay về Thuế Quang Huy!

Dịch vụ xin giấy phép thành lập doanh nghiệp tại Thuế Quang Huy

Thành lập doanh nghiệp không đơn giản là một bước khởi đầu, mà còn là nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của bạn. Với hơn 13 năm kinh nghiệm, Thuế Quang Huy rất tự hào là đơn vị tư vấn dịch vụ pháp lý hàng đầu tại TP. Hồ Chí Minh, đã đồng hành với hàng nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh một cách nhanh chóng và uy tín!

Xin giấy phép kinh doanh tại Thuế Quang Huy

Tại sao chọn Thuế Quang Huy?

  • Kinh nghiệm và chuyên môn cao: Đội ngũ tư vấn giàu kinh nghiệm, cập nhật nhanh và chính xác về luật doanh nghiệp, thúc đẩy thủ tục thành lập công ty suôn sẻ, đúng quy định, đáp ứng linh hoạt nhu cầu khách hàng.
  • Quy trình chuyên nghiệp, tối ưu: Thuế Quang Huy hỗ trợ từ A-Z khi khách hàng sử dụng dịch vụ, gồm chuẩn bị hồ sơ, nộp đăng ký đến công bố thông tin doanh nghiệp,… giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển, đi lại.
  • Dịch vụ tận tâm, hỗ trợ dài lâu: Ngoài dịch vụ giấy phép, Thuế Quang Huy sẵn sàng tiếp bước cùng doanh nghiệp trong các nhu cầu, thủ tục dịch vụ pháp lý, thuế, kế toán, giải pháp lao động,… sau khi đăng ký.

Thời gian và chi phí dịch vụ xin giấy phép thành lập công ty tại Thuế Quang Huy

  • Thời gian: 3 – 4 ngày làm việc.
  • Chi phí cơ bản:
    • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần.
    • Lệ phí công bố nội dung đăng ký: 100.000 đồng.
    • Phí làm dấu tròn công ty: 200.000 – 300.000 đồng.
    • Các khoản chi phí thuế, hóa đơn, chữ ký số, làm bảng hiệu công ty chuẩn quy định,… được xác định theo nhu cầu riêng của từng khách hàng.

Thuế Quang Huy cam kết giúp bạn hoàn tất thủ tục thành lập công ty dễ dàng, đúng pháp luật và tiết kiệm nhất. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí, nhận báo giá trọn gói theo nhu cầu!

Câu hỏi thường gặp về số đăng ký kinh doanh

Số đăng ký kinh doanh có phải mã số thuế không?

Số đăng ký kinh doanh (mã số doanh nghiệp) thường trùng với mã số thuế của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, mã số này cũng được sử dụng làm mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ thuế.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt như chi nhánh, văn phòng đại diện,… thì số đăng ký kinh doanh và mã số thuế có thể khác nhau.

Doanh nghiệp có tối đa bao nhiêu mã số đăng ký kinh doanh?

Một doanh nghiệp chỉ có một mã số đăng ký kinh doanh duy nhất, được cấp khi doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động. Mã số này là duy nhất và không thể sử dụng lại cho doanh nghiệp khác.

Số đăng ký kinh doanh có bao nhiêu số?

Số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp có 10 ký tự, bao gồm cả chữ và số, được cấp theo một cấu trúc nhất định để đảm bảo tính duy nhất và dễ dàng nhận diện.

Qua bài viết trên Thuế Quang Huy đã chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm số đăng ký kinh doanh là gì? Cũng như vai trò và 3 cách tra cứu mã số giấy phép kinh doanh nhanh gọn và chính xác nhất hiện nay. Hãy đảm bảo rằng bạn và công ty của bạn hiểu rõ về công dụng, cách tra cứu, lưu ý cần biết về mã số này để sử dụng một cách hiệu quả nhất.

Để được hỗ trợ nhanh chóng trong việc xin cấp số đăng ký kinh doanh, hãy gọi ngay chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp tại Thuế Quang Huy qua Hotline: 0917371518

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

chi nhánh hạch toán độc lập

Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn thành lập chi nhánh hạch toán độc lập để mở rộng hoạt động kinh doanh. Chi nhánh này khác với chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Chi nhánh hạch toán độc lập giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý tài chính, đồng thời tạo ra sự linh hoạt […]

Cách tính cổ phần góp vốn

Mỗi cổ đông khi đầu tư vào công ty sẽ nhận số cổ phần tương ứng với số vốn đóng góp. Việc xác định tỷ lệ sở hữu chính xác giúp phân chia lợi nhuận, quyền hạn và trách nhiệm một cách minh bạch, đồng thời tạo nền tảng cho các quyết định kinh doanh […]

cập nhật cccd trên giấy phép kinh doanh

Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đang dần thay thế hoàn toàn chứng minh nhân dân (CMND) cũ, kéo theo yêu cầu cập nhật thông tin trên các giấy tờ quan trọng, trong đó có giấy phép kinh doanh. Việc chậm trễ hoặc bỏ sót có thể dẫn đến những rắc rối không đáng […]

giải thể chi nhánh

Khi một chi nhánh doanh nghiệp không còn đáp ứng được mục tiêu kinh doanh hoặc gặp khó khăn trong hoạt động, việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh sẽ trở nên cần thiết. Tuy nhiên, liệu quá trình này có đơn giản không? Không hẳn, bởi vì nó yêu cầu phải tuân thủ […]

Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm

Dạy thêm là lựa chọn phổ biến của giáo viên và cá nhân muốn mở lớp ngoài giờ để tăng thu nhập, hỗ trợ học sinh nâng cao kiến thức. Tuy nhiên, theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ 14/02/2025, tổ chức, cá nhân giảng dạy ngoài nhà trường phải đăng ký hộ kinh […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!