Xử phạt không có giấy phép kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với các mức phạt tiền nghiêm trọng theo quy định pháp luật. Việc này gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động, quan trọng hơn hết là còn ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp bạn.
Do đó, hiểu rõ các mức xử phạt, các trường hợp bắt buộc, cũng như quy trình đăng ký giấy phép kinh doanh là vô cùng cần thiết để tránh vi phạm và mắc lỗi. Trong bài viết sau đây, Thuế Quang Huy sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vấn đề kinh doanh không có giấy phép phạt như thế nào? Tìm hiểu ngay!
Mức xử phạt không có giấy phép kinh doanh bao nhiêu tiền?
Để hoạt động kinh doanh, đăng ký giấy phép kinh doanh là điều kiện bắt buộc để đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật. Nếu không đăng ký hoặc kinh doanh trái phép, cá nhân và tổ chức có thể bị xử phạt với mức tiền đáng kể.
Dưới đây là chi tiết về mức xử phạt không có giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh và doanh nghiệp theo các quy định hiện hành.
Mức xử phạt đối với hộ kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không đăng ký giấy phép kinh doanh trong trường hợp bắt buộc phải đăng ký sẽ bị phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng. Ngoài ra, các hành vi khác cũng có mức xử phạt tương tự, bao gồm:
- Cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh nhiều hơn 1 hộ kinh doanh.
- Không đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn đăng ký.
- Không cập nhật thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn quy định (10 ngày) từ khi có thay đổi.

Theo đó, ông Nguyễn Văn A mở một hộ kinh doanh quần áo và hoạt động liên tục nhưng không đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bị phát hiện, ông A có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời phải thực hiện đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
Mức xử phạt đối với doanh nghiệp
Áp dụng theo Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh có thể bị xử phạt như sau:
- Nếu không đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 đồng trong trường hợp tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập theo quy định.
- Không có giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng nếu doanh nghiệp không có giấy phép con hoặc sử dụng giấy phép con của tổ chức khác.
- Tiếp tục kinh doanh dù đã bị đình chỉ: Phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 đồng nếu doanh nghiệp vẫn hoạt động đối với trường hợp đã bị đình chỉ, thu hồi giấy phép.

Chẳng hạn, đối với tình huống công ty bà M mở cửa hàng bán rượu nhưng không có giấy phép kinh doanh rượu (giấy phép con). Nếu bị cơ quan chức năng kiểm tra, doanh nghiệp có thể bị phạt 10.000.000 – 15.000.000 đồng và buộc phải bổ sung giấy phép để tiếp tục hoạt động hợp pháp.
Trên đây là những thông tin về việc không có giấy phép kinh doanh phạt bao nhiêu? Để tránh bị phạt không có giấy phép kinh doanh, các hộ kinh doanh và doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu hoạt động trong ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp cũng cần xin giấy phép con trước khi bắt đầu kinh doanh.
Đừng để thiếu giấy phép kinh doanh khiến bạn gặp rắc rối pháp lý và bị phạt không đáng có! Hãy để Thuế Quang Huy hỗ trợ bạn đăng ký giấy phép kinh doanh nhanh chóng – đúng quy định – chi phí hợp lý. Chúng tôi giúp bạn hoàn tất mọi thủ tục pháp lý, kể cả giấy phép con cho ngành nghề có điều kiện, để bạn yên tâm kinh doanh. Liên hệ tư vấn ngay!
Các mức phạt do vi phạm về hoạt động theo giấy phép kinh doanh khác
Ngoài việc kinh doanh không có giấy phép bị xử phạt ra, với các hành vi vi phạm về GPKD cũng có thể bị xử phạt theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Sau đây là các mức phạt cho các trường hợp vi phạm thường gặp phải:
- Mức phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng áp dụng cho các hành vi vi phạm như:
- Sửa chữa, tẩy xóa nội dung trên giấy phép kinh doanh.
- Mua bán, cho thuê, cho mượn hoặc nhận thế chấp, cầm cố giấy phép kinh doanh.
- Mức phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng áp dụng cho các hành vi liên quan về việc kinh doanh không đúng phạm vi, quy mô, thời hạn, địa bàn ghi trong giấy phép.
- Mức phạt từ 10.000.000 – 15.000.000 đồng đối với một số hành vi gồm có:
- Kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không có giấy phép theo quy định.
- Kinh doanh khi giấy phép đã hết hiệu lực.
- Không đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định.
- Sử dụng giấy phép của thương nhân khác để kinh doanh.
- Ngoài tiền phạt, một số trường hợp có thể bị tịch thu hàng hóa vi phạm hoặc bị tước giấy phép kinh doanh từ 1 đến 3 tháng.
Chẳng hạn, công ty X kinh doanh dịch vụ bảo vệ (đây là ngành nghề có điều kiện) nhưng lại chưa được cấp phép. Nếu bị kiểm tra, công ty X sẽ bị xử phạt trong khoảng 10.000.000 – 15.000.000 đồng. Trường hợp khác, một quán cà phê do chị Y làm chủ chỉ được cấp phép kinh doanh tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh, nhưng lại mở thêm quán tại quận 8 mà không đăng ký bổ sung. Nếu bị phát hiện, chủ quán có thể bị phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng.
Ai có thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh?
Thẩm quyền xử phạt không có giấy phép kinh doanh còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và mức độ vi phạm. Những cơ quan có quyền xử lý vi phạm không có giấy phép hoặc hoạt động trái phép gồm:
Đối với doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư (Theo Điều 73 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
- Ủy ban nhân dân các cấp (Theo Điều 74 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
- Cơ quan Thuế (Theo Điều 75 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
- Cơ quan Quản lý thị trường (Theo Điều 76 Nghị định 122/2021/NĐ-CP)
Đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh
- Tất cả các cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh (đã liệt kê ở trên).
- Chủ tịch UBND cấp xã/phường
- Đội trưởng Đội Thuế

Như vậy, UBND cấp huyện, quận sẽ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn quản lý. Chẳng hạn các doanh nghiệp “ảo ma”, tức là các doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không thực sự hoạt động hoặc không có giấy phép hợp lệ.
Lưu ý rằng, nếu một hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, cơ quan thụ lý đầu tiên sẽ chịu trách nhiệm xử phạt.
Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh
Không phải mọi hoạt động kinh doanh đều yêu cầu đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, một số nhóm ngành nghề có thể hoạt động hợp pháp mà không cần đăng ký kinh doanh.
Dưới đây là các trường hợp kinh doanh ngành nghề không có trong giấy phép cụ thể:

- Các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối: Đây là những hộ gia đình tự sản xuất và bán nông sản, hải sản, lâm sản, muối mà không phải qua chế biến sâu. Lấy ví dụ,một hộ dân nuôi gà và bán trứng trực tiếp tại chợ không cần đăng ký kinh doanh.
- Người bán hàng rong, quà vặt, bán hàng di động, không có địa điểm cố định: Chẳng hạn, bán bánh mì dạo trên vỉa hè hoặc xe đẩy bán bắp rang bơ,…
- Người buôn chuyến: Thường là hình thức mua hàng từ nơi này mang đến nơi khác để bán nhưng không có địa điểm kinh doanh cố định, như người đi thu mua trái cây từ miền Tây rồi mang lên TP.HCM bán lẻ lại cho khách hàng.
- Người kinh doanh lưu động: Hình thức kinh doanh nhỏ theo kiểu di chuyển liên tục, không gắn bó với một địa điểm cụ thể.
- Người kinh doanh thời vụ: Họ chỉ kinh doanh vào những thời điểm nhất định trong năm. Ví dụ, bán bánh trung thu vào dịp Tết Trung Thu.
- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp: Những cá nhân làm các công việc nhỏ lẻ, có thu nhập dưới mức quy định của địa phương, như là nhận dọn dẹp nhà cửa, hàng quán, sửa xe đạp tại nhà,…
Những ngành nghề không cần đăng ký kinh doanh giúp giảm bớt thủ tục hành chính cho cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là trong những lĩnh vực kinh doanh nhỏ lẻ.
Tuy nhiên, khi có kế hoạch mở rộng quy mô, hoặc muốn kinh doanh trong các lĩnh vực có điều kiện, quá trình đăng ký kinh doanh là bắt buộc. Để hỗ trợ bạn trong thủ tục này, chúng tôi cung cấp các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ đăng ký kinh doanh nhanh chóng và cạnh tranh nhất. Hãy tham khảo dịch vụ Thuế Quang Huy ngay dưới đây!
Dịch vụ xin giấy phép kinh doanh trọn gói nhanh chóng tại Thuế Quang Huy
Với 13 năm hoạt động trong ngành và đã hỗ trợ hơn 1,000 khách hàng tại TP. HCM, các khu vực lân cận miền Nam, Thuế Quang Huy tự hào cung cấp dịch vụ xin giấy phép kinh doanh trọn gói nhanh chóng. Chúng tôi chuyên nghiệp, tận tâm và luôn đảm bảo tiến độ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, hạn chế tối đa các sai sót trong thủ tục pháp lý.

Hồ sơ giấy tờ khách hàng cần chuẩn bị
- Các thông tin cơ bản để xác định pháp nhân của doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh như tên doanh nghiệp/hộ kinh doanh và địa chỉ trụ sở kinh doanh.
- Cung cấp thông tin về lĩnh vực hoạt động chính của doanh nghiệp.
- Cung cấp số vốn đăng ký đầu tư ban đầu (số vốn kinh doanh) để Thuế Quang Huy xác định quy mô và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
- Thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty gồm:
- Họ và tên
- Số CMND/CCCD/hộ chiếu
- Ngày cấp
- Địa chỉ nơi cư trú
- Chữ ký xác nhận của chủ hộ kinh doanh hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trình tự thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh của Thuế Quang Huy

- Bước 1: Thuế Quang Huy sẽ tư vấn khách hàng về các điều kiện cần thiết để thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh, giúp khách hàng hiểu rõ các yêu cầu pháp lý theo quy định mới nhất.
- Bước 2: Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và hồ sơ đăng ký, đảm bảo tính hợp lệ.
- Bước 3: Hồ sơ sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và công ty Thuế Quang Huy sẽ theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ, kịp thời cập nhật tình hình cho khách hàng.
- Bước 4: Sau khi hồ sơ được phê duyệt, chuyên viên Thuế Quang Huy sẽ nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoàn thiện phần bàn giao giấy tờ cho khách hàng theo hẹn.
- Bước 5: Thuế Quang Huy tiếp tục hỗ trợ xuyên suốt, tư vấn về các thủ tục pháp lý sau khi doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập.
Bảng giá dịch vụ xin giấy phép kinh doanh của Thuế Quang Huy
- Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh: Chi phí từ 1.500.000 đồng. Thời gian hoàn thành từ 3 – 5 ngày làm việc.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Chi phí trọn gói từ 1.500.000 đồng, bao gồm phí dịch vụ và lệ phí nộp hồ sơ. Thời gian xử lý từ 3 – 4 ngày làm việc.
- Giấy phép kinh doanh ngành nghề có điều kiện (giấy phép con): Chi phí và thời gian hoàn thành cần tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề. Thuế Quang Huy sẽ tiến hành báo giá trọn gói, minh bạch và tối ưu nhất đến quý khách hàng sau khi xác nhận ngành nghề kinh doanh và yêu cầu cụ thể từ khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất ngay hôm nay!
Một số câu hỏi thường gặp
Công an được phạt không giấy phép kinh doanh không?
Không. Công an không có thẩm quyền xử phạt vi phạm về giấy phép kinh doanh. Thẩm quyền xử phạt thuộc về UBND các cấp, thanh tra, quản lý thị trường và các cơ quan có liên quan. Công an chỉ phối hợp với các cơ quan này để đảm bảo an ninh và trật tự.
Buôn bán kinh doanh nhỏ có cần giấy phép kinh doanh không?
Không. Buôn bán kinh doanh nhỏ lẻ như bán tạp hóa hoặc dịch vụ trông giữ xe, cắt tóc,… không yêu cầu phải đăng ký giấy phép kinh doanh.
Khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, có bắt buộc phải đăng ký lại giấy phép kinh doanh không?
Căn cứ theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020, khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp không cần phải đăng ký lại giấy phép kinh doanh, nhưng phải thông báo thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày.
Tóm lại, xử phạt không có giấy phép kinh doanh là một vấn đề nghiêm trọng mà các khách hàng cần lưu ý để tránh vi phạm pháp luật đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề có điều kiện. Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hợp pháp, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đúng quy định.
Nếu bạn lo lắng về sự phức tạp hoặc vẫn gặp khó khăn trong quá trình này, hãy liên hệ với Thuế Quang Huy để gặp chuyên viên tư vấn và nhận sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi!