Cổ đông là gì? Dù nghe có vẻ rất cơ bản nhưng đây là câu hỏi mà nhiều nhà đầu tư quan tâm cần hiểu rõ triệt để khi muốn tham gia vào công ty cổ phần hoặc đang có kế hoạch mở công ty cho mình.
Có bao nhiêu loại cổ đông, từng loại cổ đông khác gì nhau, quyền lợi của cổ đông thường với cổ đông sáng lập,… Việc hiểu rõ những thông tin này là những bước tiên quyết để bạn đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn.
Bài viết dưới đây Thuế Quang Huy sẽ giải đáp chi tiết từ A đến Z mọi thắc mắc của bạn về cổ đông, từ quyền lợi, nghĩa vụ của các loại cổ đông khác nhau. Đọc ngay bài viết!
Cổ đông là gì?
Cổ đông (Shareholder) là cá nhân, tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hoặc toàn bộ cổ phần (phần vốn góp) trong một công ty cổ phần. Cổ phiếu được xem là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần.
Bản chất của cổ đông là một thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty cổ phần đó cho nên quyền lợi và nghĩa vụ của các cổ đông gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi mua cổ phần, cổ đông trở thành một phần chủ sở hữu của công ty và có quyền và lợi ích nhất định dựa trên số lượng cổ phần mà họ nắm giữ.
Ví dụ, nếu bạn mua 100 cổ phần của một công ty công nghệ A, bạn trở thành cổ đông của công ty đó. Bạn có quyền tham gia các cuộc họp cổ đông để biểu quyết về các quyết định quan trọng của công ty, như là bầu ban quản trị hay thông qua các kế hoạch kinh doanh.
Đặc biệt, nếu công ty có lãi và quyết định chia cổ tức, bạn sẽ nhận được một phần lợi nhuận tương ứng với số cổ phần bạn sở hữu.
Lưu ý: Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất 1 cổ phần trong một công ty cổ phần, theo Khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020. Và theo quy định, công ty cổ phần phải có ít nhất 3 cổ đông.
Phân loại cổ đông
Trong công ty cổ phần, các cổ đông đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Vậy cụ thể thì có các loại cổ đông nào và đặc điểm của mỗi loại cổ đông là gì?
Dưới đây là phân loại chi tiết về các loại cổ đông phổ biến, từ cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông, đến cổ đông ưu đãi, và một số loại cổ đông bạn có thể ít biết đến.
Cổ đông sáng lập là gì?
Cổ đông sáng lập là những cá nhân hoặc tổ chức đầu tiên góp vốn để thành lập công ty cổ phần.
Theo khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, để trở thành cổ đông sáng lập, một cá nhân hoặc tổ chức cần:
- Phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông
- Có tên trong danh sách cổ đông sáng lập khi thành lập công ty cổ phần
Cổ đông sáng lập có vai trò quyết định trong việc thiết lập và định hướng ban đầu cho công ty. Ngoài ra, họ có quyền hạn và trách nhiệm đặc biệt trong giai đoạn đầu của công ty, chẳng hạn soạn thảo điều lệ công ty và ra các quyết định chiến lược ban đầu.
Theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Cổ đông phổ thông (cổ đông thường) là gì?
Cổ đông phổ thông (cổ đông thường) là những người sở hữu cổ phần phổ thông – loại cổ phần cơ bản và phổ biến nhất được phân chia dựa trên vốn điều lệ của công ty cổ phần.
Cổ đông phổ thông có quyền lợi điển hình như quyền tham gia và biểu quyết trong các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, nhận cổ tức và chuyển nhượng cổ phần của mình (ngoài trừ các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 120, khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp).
Cổ đông ưu đãi là gì?
Cổ đông ưu đãi là những người sở hữu cổ phần ưu đãi, đây là loại cổ phần mang lại các quyền lợi đặc biệt so với cổ phần phổ thông.
Căn cứ Điều 114 và Điều 116 – 118 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông ưu đãi có thể nhận quyền lợi ưu tiên hơn như các trường hợp sau:
- Được nhận cổ tức ở mức cao hơn hoặc theo mức ổn định trước các cổ đông phổ thông.
- Được ưu tiên hoàn lại vốn đầu tư theo yêu cầu của người sở hữu hoặc công ty sẽ hoàn lại tiền theo các điều kiện đã được ghi rõ trong cổ phiếu và Điều lệ công ty.
Lưu ý: Cổ đông ưu đãi không có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, trừ trường hợp là cổ đông ưu đãi biểu quyết.
Thuế Quang Huy giới thiệu đến bạn 4 loại cổ đông ưu đãi thường gặp trong một công ty cổ phần, bao gồm:
- Cổ đông ưu đãi hoàn lại
- Cổ đông ưu đãi biểu quyết
- Cổ đông ưu đãi cổ tức
- Cổ đông sở hữu các loại cổ phần ưu đãi khác theo quy định trong Điều lệ công ty
Loại cổ đông ưu đãi | Mô tả |
Cổ đông ưu đãi hoàn lại |
|
Cổ đông ưu đãi biểu quyết |
|
Cổ đông ưu đãi cổ tức |
|
Các loại cổ phần ưu đãi khác | Các loại cổ phần ưu đãi khác được quy định trong điều lệ công ty, tùy theo nhu cầu và chiến lược cụ thể của doanh nghiệp. |
Không chỉ có các loại cổ đông phổ biến được quy định trong luật như trên, thực tế còn có những khái niệm cổ đông khác ít được đề cập. Những cổ đông này gồm cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược và cổ đông đặc biệt, đóng góp vào sự phát triển và chiến lược của công ty theo những cách khác nhau.
Cổ đông hiện hữu là gì?
Cổ đông hiện hữu là các cổ đông đã sở hữu cổ phần của công ty trước khi công ty phát hành thêm cổ phần mới. Họ có quyền ưu tiên mua thêm cổ phần mới trước khi công ty chào bán ra ngoài, giúp bảo vệ tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty.
Ví dụ, Ông A là một cổ đông của công ty X từ năm 2010. Ông ấy đã mua cổ phần trong công ty này khi công ty mới thành lập và đến nay vẫn giữ nguyên số cổ phần mà mình đã mua vào thời điểm đó. Như vậy, A được coi là cổ đông hiện hữu của công ty này.
Cổ đông chiến lược là gì?
Cổ đông chiến lược là các cổ đông sở hữu một lượng lớn cổ phần và có thể là các tổ chức hoặc cá nhân có mối quan hệ chiến lược với công ty.
Những cổ đông này thường mang lại giá trị không chỉ về vốn mà còn về kinh nghiệm, tài nguyên, công nghệ, hoặc thị trường,… giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
Giả sử một công ty đầu tư tài chính X mua vào một lượng cổ phần lớn của một công ty sản xuất Y để có thể có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chiến lược và phát triển dài hạn của công ty Y. Cổ đông chiến lược X thường có sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động kinh doanh và đã thúc đẩy các thay đổi chiến lược hoặc tái cấu trúc trong công ty Y.
Cổ đông đặc biệt là gì?
Cổ đông đặc biệt là những cổ đông có ảnh hưởng lớn đến quyết định quan trọng của công ty mặc dù chỉ sở hữu một số lượng cổ phần rất nhỏ. Thông thường, đây là các cổ đông quan trọng như Nhà nước, có quyền phủ quyết trong các quyết sách quan trọng của công ty và được quy định rõ trong điều lệ của công ty cổ phần.
Vai trò của cổ đông là gì?
Cổ đông trong một công ty rất quan trọng vì tác động nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Hãy điểm qua một số vai trò chủ chốt khi bạn trở thành cổ đông của một công ty cổ phần:
- Ảnh hưởng chiến lược và quyết định của công ty: Xảy ra từ việc bầu cử các quản lý cấp cao đến các quyết định quan trọng về mua bán và sáp nhập tổ chức. Ví dụ, cổ đông có quyền bỏ phiếu để bổ nhiệm một giám đốc điều hành mới, người này cần có kinh nghiệm trong việc dẫn dắt công ty trước những thách thức thị trường mới.
- Hỗ trợ tài chính cho công ty: Cổ đông cũng chính là những nhà đầu tư vốn quan trọng vào công ty, giúp đảm bảo các hoạt động kinh doanh hiệu quả và khả năng mở rộng. Ví dụ, công ty công nghệ X đã huy động thành công 10 triệu USD từ các cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu, giúp công ty nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới.
- Có quyền kiểm soát, quản lý hoạt động công ty: Cổ đông tham gia vào việc giám sát và quản lý các hoạt động của công ty, bảo đảm doanh nghiệp tuân thủ các quy định và mục tiêu kinh doanh. Giả sử bạn là cổ đông lớn và là thành viên trong Hội đồng quản trị của công ty. Như vậy bạn có quyền ngăn chặn các đề xuất mua lại không có lợi hoặc đề nghị thay đổi chiến lược kinh doanh không phù hợp với mục tiêu dài hạn của công ty.
- Đóng góp vào phát triển bền vững của tổ chức: Cổ đông có thể góp ý và đề xuất các giải pháp cải tiến để giúp công ty tăng cường hiệu suất và bền vững. Chẳng hạn như cổ đông đưa ra kiến nghị giúp công ty phát triển các sản phẩm sử dụng công nghệ sạch và tái tạo để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Trong một công ty cổ phần, cổ đông không chỉ có quyền nhận lợi ích từ việc sở hữu cổ phần mà còn phải đảm bảo các nghĩa vụ nhất định theo Đại hội đồng cổ đông và quy định pháp luật. Để biết cụ thể quyền lợi và trách nhiệm khi trở thành cổ đông, bạn hãy tham khảo các thông tin dưới đây.
Quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần
Các cổ đông có những quyền lợi riêng biệt, tùy thuộc vào loại cổ phần mà họ sở hữu. Cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu về các lợi thế của cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi biểu quyết, và cổ đông sáng lập nhé.
Cổ đông phổ thông
- Mỗi cổ phần phổ thông tương đương với 1 phiếu biểu quyết.
- Được quyền tham gia vào Đại hội đồng cổ đông của công ty, phát biểu ý kiến và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc qua đại diện theo ủy quyền.
- Có quyền nhận cổ tức theo mức do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
- Có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ khi có các hạn chế được quy định rõ ràng trong Điều lệ công ty hoặc pháp luật.
- Có ưu tiên mua cổ phần mới phát hành theo tỷ lệ sở hữu hiện tại của mình trong công ty.
- Có quyền xem xét và tra cứu thông tin liên quan của công ty, có thể yêu cầu sửa đổi thông tin cá nhân nếu có sai sót.
- Có quyền nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình khi công ty giải thể hoặc phá sản. Ví dụ, cổ đông A sở hữu 10% cổ phần của công ty X. Khi công ty này giải thể, cổ đông A sẽ nhận được 10% giá trị tài sản còn lại của công ty sau khi công ty hoàn tất thanh toán nợ.
Cổ đông ưu đãi
- Đối với cổ đông ưu đãi biểu quyết:
- Được tham gia biểu quyết các vấn đề quan trọng tại Đại hội đồng cổ đông với số phiếu biểu quyết theo quy định trong Điều lệ công ty.
- Nhưng có sự hạn chế chuyển nhượng cổ phần cho người khác, trừ khi có quyết định từ Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc trong trường hợp thừa kế.
- Ví dụ: Công ty Z có cổ đông ưu đãi biểu quyết là công ty A, sở hữu 15% cổ phần và có quyền phủ quyết các quyết sách quan trọng như thay đổi Điều lệ công ty.
- Đối với cổ đông ưu đãi cổ tức:
- Được nhận cổ tức theo tỷ lệ sở hữu cổ phần, theo quy định tại Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Có quyền nhận phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần.
- Đối với cổ đông ưu đãi hoàn lại:
-
- Không có quyền biểu quyết, cũng như không được tham gia Đại hội đồng cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ khi Điều lệ công ty có quy định khác.
- Có các quyền lợi khác như cổ phần phổ thông.
Cổ đông sáng lập
- Thường là những người sáng lập, đề xuất ý tưởng và lập ra công ty; có quyền tham gia vào việc xác định mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty từ khi bắt đầu.
- Có quyền tham gia vào việc soạn thảo và lập Điều lệ công ty.
- Được ưu tiên mua cổ phần mới được phát hành
- Được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát
Nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần
Các trách nhiệm điển hình mà cổ đông trong công ty cổ phần cần thực hiện để đảm bảo hoạt động công ty hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật, gồm:
- Thanh toán cổ phần cam kết mua đầy đủ và đúng thời hạn quy định.
- Không được rút vốn đã góp bằng cách bán hoặc chuyển nhượng cổ phần mà không có sự đồng ý của công ty.
- Phải tuân thủ Điều lệ công ty và các quy chế quản lý nội bộ.
- Chấp hành các nghị quyết và quyết định đã được thống nhất tại Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.
- Có nghĩa vụ giữ bí mật và chỉ sử dụng thông tin mà công ty cung cấp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; không được phép tiết lộ thông tin này cho bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào khác.
- Tuân thủ các trách nhiệm, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty để đảm bảo công ty hoạt động hợp pháp và minh bạch.
Làm cách nào để trở thành cổ đông trong công ty cổ phần?
Để trở thành cổ đông trong một công ty cổ phần, bạn có thể thực hiện theo 2 cách sau:
Cách góp vốn hoặc mua cổ phiếu của công ty cổ phần
Góp vốn vào công ty cổ phần là quá trình cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào việc sở hữu công ty bằng cách góp tài sản vào công ty. Đây là cách phổ biến để trở thành cổ đông dài hạn trong công ty cổ phần. Bạn có thể góp vốn khi công ty mới thành lập thông qua:
- Mua cổ phần do công ty phát hành
- Mua cổ phiếu từ thị trường chứng khoán
Lưu ý quan trọng dành cho cá nhân hoặc tổ chức góp vốn, và công ty cổ phần được góp vốn như sau:
- Hình thức góp vốn không có bắt buộc, có thể là tiền mặt hoặc tài sản như bất động sản, ôtô,…
- Ví dụ, một cá nhân góp vốn 100 triệu đồng tiền mặt vào công ty cổ phần A mới thành lập để sở hữu 10% cổ phần của công ty này. Như vậy cá nhân này đã trở thành cổ đông và có quyền tham gia vào biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông.
- Góp vốn có thể dẫn đến một số thay đổi về vốn và số lượng thành viên, vì vậy công ty cổ phần sẽ phải thực hiện thủ tục pháp lý liên quan như là tăng vốn điều lệ doanh nghiệp, điều chỉnh thành viên công ty cổ phần,…
Cách nhận chuyển nhượng cổ phiếu của công ty cổ phần
Nhận chuyển nhượng cổ phần là quá trình nhận lại cổ phần từ một cổ đông hiện tại hoặc từ một bên thứ ba để bạn trở thành cổ đông trong công ty cổ phần.
Bạn có thể thực hiện chuyển nhượng thông qua 1 trong 2 phương thức sau:
- Giao dịch trên sàn chứng khoán
- Ký hợp đồng chuyển nhượng
Một số điều bạn cần biết về điều kiện chuyển nhượng nếu muốn áp dụng cách nhận chuyển nhượng cổ phiếu để trở thành cổ đông:
- Các loại cổ phần được chuyển nhượng bao gồm cổ phần phổ thông và các loại cổ phần ưu đãi như cổ tức và hoàn lại.
- Không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ đông sáng lập được quyền chuyển nhượng, nhưng sẽ có những quy định riêng biệt đối với nhóm cổ đông này khi chuyển nhượng.
- Cổ đông sáng lập chỉ có thể bán cổ phần cho người không phải là cổ đông sáng lập, và phải có sự đồng ý của Đại hội cổ đông.
- Ngoài ra, cổ đông sáng lập cũng có thể chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho các cổ đông sáng lập khác. Tuy nhiên, thời hạn chuyển nhượng là trong vòng 03 năm tính từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ví dụ: Một công ty sản xuất phát triển nhanh và cần vốn để mở rộng hoạt động. Cổ đông A, cổ đông sáng lập, muốn bán 5% cổ phần cho cổ đông B, sở hữu 20% cổ phần của công ty. Quá trình chuyển nhượng này được thực hiện thông qua một hợp đồng chuyển nhượng chính thức, sau khi đã có sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông của công ty.
Sau khi giao dịch hoàn tất, cổ đông B sẽ có tổng sở hữu 25% cổ phần trong công ty và được quyền tham gia vào các quyết định quan trọng tại các cuộc họp cổ đông.
Thuế Quang Huy cung cấp các dịch vụ liên quan đến công ty cổ phần
Thuế Quang Huy đã có hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến thành lập công ty, trong đó có công ty cổ phần. Với đội ngũ chuyên môn và mạng lưới khách hàng hơn 1000 doanh nghiệp tại TP. HCM, Thuế Quang Huy đã khẳng định được vị thế với sự uy tín và chuyên nghiệp đi đầu về chất lượng.
Phương châm của đơn vị là luôn hỗ trợ và đồng hành cùng các doanh nghiệp trong quá trình phát triển, giúp khách hàng vượt qua mọi thách thức về thủ tục pháp lý rườm rà, tốn thời gian. Do đó, Thuế Quang Huy mang đến những dịch vụ tối ưu nhất – giải pháp hiệu quả, giá cả hợp lý.
Các dịch vụ chính tại Thuế Quang Huy như là:
- Dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói, hỗ trợ toàn diện – chỉ từ 1.500.000 đồng cho gói Cơ Bản, khách hàng có ngay giấy phép kinh doanh sau 03 – 04 ngày và được hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng miễn phí.
- Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần như tăng vốn điều lệ, giảm vốn điều lệ, điều chỉnh cơ cấu cổ đông nhanh chóng – chỉ từ 1.000.000 đồng trong 03 – 04 ngày làm việc.
- Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật với quy trình chuyên nghiệp nhất. Liên hệ nhân viên Thuế Quang Huy để tư vấn và hỗ trợ báo giá tốt nhất cho trường hợp của công ty bạn.
Gọi ngay hotline hoặc để lại yêu cầu dịch vụ ngay cho Thuế Quang Huy để được giải đáp mọi thắc mắc về mở doanh nghiệp và nhiều thủ tục pháp lý liên quan!
Một số câu hỏi thường gặp về cổ đông trong công ty cổ phần
Cần tối thiểu bao nhiêu cổ đông để lập nên công ty cổ phần?
Để thành lập một công ty cổ phần, theo quy định tại Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, cần có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.
Điểm khác biệt giữa cổ đông, cổ phần và cổ tức là gì?
Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần trong công ty cổ phần. Còn cổ phần là phần vốn nhỏ nhất của công ty, được chia thành nhiều phần bằng nhau. Trong khi đó, cổ tức là phần lợi nhuận sau thuế được chia cho các cổ đông, có thể dưới dạng tiền mặt hoặc cổ phiếu.
Thành lập công ty cổ phần có bắt buộc phải có cổ đông sáng lập không?
Theo Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020, thành lập công ty cổ phần thường phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, đối với công ty cổ phần chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác, không bắt buộc phải có cổ đông sáng lập.
Cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi khác nhau điểm nào?
Cổ đông phổ thông có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông, nhận cổ tức và chuyển nhượng cổ phần tự do. Cổ đông ưu đãi có các quyền lợi đặc biệt như nhận cổ tức cao hơn, ưu tiên nhận tài sản khi công ty giải thể, nhưng không có quyền biểu quyết hay tham gia quản lý công ty.
Ngoài ra, cổ phần ưu đãi gồm các loại như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ tức và hoàn lại, mỗi loại có đặc điểm và quyền lợi riêng.
Như vậy, cổ đông là gì? Hy vọng bạn đã tìm được lời giải đáp và hướng dẫn chi tiết từ bài viết của Thuế Quang Huy.
Cổ đông chính là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu một phần vốn góp trong công ty cổ phần, được thể hiện qua số lượng cổ phần mà họ nắm giữ. Cổ đông có nhiều quyền lợi như nhận cổ tức, tham gia biểu quyết (tùy loại), và hưởng lợi từ sự phát triển của công ty,… Đồng thời, cổ đông cũng có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của công ty và pháp luật liên quan.
Khi hiểu rõ vai trò và quyền lợi của cổ đông giúp các nhà đầu tư như bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi tham gia vào công ty cổ phần. Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nữa về cổ đông, cổ đông sáng lập hay thành lập công ty cổ và các vấn đề liên quan, hãy liên hệ với Thuế Quang Huy ngay hôm nay.