Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Kế toán nội bộ là làm gì? Mô tả công việc kế toán nội bộ chi tiết

Kế toán nội bộ
Nội dung chính:

Kế toán nội bộ có thể được ví như “xương sống” trong cơ thể doanh nghiệp, là bộ phận hỗ trợ hoạt động tài chính luôn vận hành trơn tru và ổn định. Nếu thiếu đi thành phần này, mọi chiến lược phát triển của tổ chức sẽ dễ dàng rơi vào những vòng bẫy rủi ro tài chính không kiểm soát được.

Kế toán nội bộ không chỉ đóng vai trò ghi chép số liệu mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa tài chính, kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý. Một hệ thống kế toán nội bộ chặt chẽ và chính xác còn là cơ sở để các lãnh đạo đưa ra các quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời.

Trong bài viết sau đây, Thuế Quang Huy sẽ giải thích chi tiết về khái niệm kế toán nội bộ là gì và các nhiệm vụ, trách nhiệm của kế toán nội bộ trong doanh nghiệp hiện nay. Tham khảo ngay!

Kế toán nội bộ là gì?

Kế toán nội bộ là bộ phận chịu trách nhiệm ghi chép, theo dõi và phân tích các giao dịch tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, phục vụ quản lý hiệu quả nguồn lực và hỗ trợ tổ chức ra quyết định.

Kế toán nội bộ là gì
Kế toán nội bộ là gì?

Để dễ hình dung, trong một công ty sản xuất, kế toán nội bộ là vị trí theo dõi chi phí nguyên vật liệu, tiền lương nhân viên, chi phí vận hành để giúp công ty tính toán giá thành sản phẩm, tối ưu lợi nhuận và kiểm soát chi tiêu. Ngoài ra, thông tin từ kế toán nội bộ giúp công ty này có cơ sở để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh kịp thời.

Công việc của kế toán nội bộ bao gồm thu thập, lưu trữ chứng từ kế toán, ghi nhận doanh thu, chi phí, công nợ, kiểm soát dòng tiền, lập báo cáo quản trị, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận. Không giống như kế toán tài chính phục vụ cơ quan thuế và bên ngoài, kế toán nội bộ chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp.

Vai trò của kế toán nội bộ đối với doanh nghiệp

Hơn là người ghi chép sổ sách, kế toán nội bộ được xem là “cánh tay phải” hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính và ra quyết định chiến lược kinh doanh đúng đắn. Cụ thể dưới đây là 4 vai trò chính của vị trí kế toán nội bộ đối với doanh nghiệp:

  • Ghi nhận và kiểm soát tài chính: Kế toán nội bộ theo dõi, ghi chép và kiểm soát các giao dịch tài chính phát sinh hàng ngày như doanh thu, chi phí, công nợ,… Luôn đảm bảo các khoản thu – chi được cập nhật chính xác để doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính.
  • Kiểm soát rủi ro tài chính: Kế toán nội bộ giúp phát hiện và ngăn chặn các sai sót, thất thoát trong tài chính, từ đó doanh nghiệp hạn chế nguy cơ thanh khoản hoặc gian lận nội bộ.
  • Tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận: Dựa vào phân tích các khoản chi, kế toán nội bộ đề xuất giải pháp tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ ban lãnh đạo ra quyết định quản trị: Dữ liệu kế toán nội bộ làm nền tảng quan trọng để ban lãnh đạo phân tích hiệu quả kinh doanh, điều chỉnh chiến lược kịp thời. Chẳng hạn, nếu một sản phẩm có chi phí sản xuất cao nhưng lợi nhuận thấp, doanh nghiệp có thể tái cơ cấu giá thành hoặc cắt giảm các khoản chi thừa thãi, chưa phù hợp.

Ví dụ, công ty sản xuất X phát hiện chi phí nguyên liệu gỗ quá cao do mua giá đắt hơn thị trường 10% và có dấu hiệu lãng phí trong quá trình sản xuất. Kế toán nội bộ kiến nghị đàm phán lại giá, tối ưu quy trình cắt gỗ và kiểm soát tồn kho, giúp công ty A tiết kiệm 15% chi phí nguyên liệu và cải thiện lợi nhuận.

Vai trò của kế toán nội bộ
Vai trò của kế toán nội bộ

Công việc của kế toán nội bộ

Trong một doanh nghiệp, kế toán nội bộ là người nắm giữ chìa khóa để mọi hoạt động tài chính diễn ra trôi chảy. Vậy, kế toán nội bộ là làm gì? dưới đây là chi tiết các công việc cần thực hiện của kế toán nội bộ.

  • Quản lý chứng từ kế toán, thu thập, sắp xếp và lưu trữ chứng từ nội bộ như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, hợp đồng,… để đảm bảo tính hợp lệ và dễ dàng tra cứu khi cần.
  • Ghi nhận và hạch toán các giao dịch nội bộ theo đúng quy định như các khoản thu – chi, công nợ, lương nhân viên, chi phí vận hành,…
  • Phát hành và kiểm tra chứng từ nội bộ cẩn thận, luôn kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ trước khi trình ký duyệt, tránh sai sót.
  • Lập báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu – chi phí định kỳ theo tuần, tháng hoặc quý để lãnh đạo nắm được tình hình hoạt động của công ty.
  • Tổng hợp số liệu, phân tích hiệu suất kinh doanh và đề xuất các giải pháp tối ưu chi phí giúp ban lãnh đạo ra quyết định phù hợp.
  • Phối hợp, tương tác với nhiều bộ phận như kinh doanh, nhân sự, kho vận nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tài chính. Chẳng hạn làm việc với phòng nhân sự để tính toán lương, thưởng chính xác cho nhân viên.
Công việc của kế toán nội bộ
Công việc của kế toán nội bộ

Chi tiết các loại kế toán nội bộ trong doanh nghiệp

Tùy vào doanh nghiệp, kế toán nội bộ có thể được chia thành nhiều vị trí chuyên biệt, mỗi vị trí có nhiệm vụ đảm trách khác nhau nhằm đảm bảo việc quản lý tài chính hiệu quả.

Nếu bạn không hiểu rõ các loại kế toán nội bộ, doanh nghiệp có thể gặp trở ngại trong việc kiểm soát dòng tiền, quản lý công nợ, hay tính toán chi phí.

Loại kế toán nội bộ

Đặc điểm

Kế toán thanh toán Chịu trách nhiệm lập và kiểm tra chứng từ thanh toán, quản lý các khoản tạm ứng và đối chiếu công nợ. Giả sử khi nhân viên đi công tác cần tạm ứng chi phí, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra và duyệt khoản này, sau đó đối chiếu với hóa đơn để quyết toán sau đó.
Kế toán tiền lương Đảm nhận việc tính toán, chi trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp cho nhân viên. Ngoài ra, theo dõi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thuế thu nhập cá nhân.
Kế toán công nợ Theo dõi và quản lý các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, lập kế hoạch thu hồi công nợ.
Kế toán thu chi Kiểm soát dòng tiền mặt, ghi nhận các khoản thu – chi hằng ngày và lập báo cáo tồn quỹ. Như vậy, khi công ty chi tiền mua nguyên vật liệu hoặc nhận thanh toán từ khách hàng bằng tiền mặt, kế toán thu chi sẽ ghi nhận giao dịch và cập nhật vào sổ quỹ.
Kế toán kho Quản lý nhập – xuất hàng hóa trong kho, theo dõi số lượng tồn kho và lập báo cáo hàng hóa. Ví dụ, khi công ty nhập một lô hàng mới, kế toán kho sẽ ghi nhận số lượng, giá trị hàng nhập và đối chiếu với dữ liệu kho trước đó.
Kế toán ngân hàng Chuyên thực hiện các giao dịch với ngân hàng như lập ủy nhiệm chi, chuyển khoản, đối chiếu số dư tài khoản, lập lệnh chuyển tiền thanh toán cho nhà cung cấp,…
Kế toán bán hàng Theo dõi doanh thu, lập hóa đơn bán hàng, cập nhật dữ liệu bán hàng và quản lý công nợ khách hàng.
Kế toán tổng hợp Tổng hợp, kiểm tra số liệu từ các bộ phận kế toán khác, lập báo cáo tài chính và phân tích dữ liệu để hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định tốt hơn.
Kế toán trưởng Người đứng đầu bộ phận kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hoạt động kế toán, tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược tài chính.

Có thể thấy rằng mỗi vị trí chuyên biệt trong hệ thống kế toán nội bộ đều có chức năng quan trọng trong quản lý tài chính và vận hành của doanh nghiệp. Khi các “mắt xích” này hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp của bạn có thể tối ưu hóa dòng tiền và giảm thiểu rủi ro tài chính đáng kể.

Nghiệp vụ của kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ tập trung chủ yếu vào các thủ tục ghi nhận, kiểm soát và phân tích các hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp. Dưới đây là các nghiệp vụ quan trọng cần có để thực hiện các công việc của kế toán nội bộ nhằm đảm bảo tính chính xác và hiệu quả trong quản lý tài chính nội bộ:

  • Quản lý thu – chi nội bộ: Theo dõi các khoản thu từ doanh thu bán hàng và các khoản chi phí vận hành như tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, chi phí điện nước,…
  • Tính lương và chế độ phúc lợi: Lập bảng lương hàng tháng, tính toán bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các khoản thưởng cho nhân viên nếu có.
  • Quản lý tài sản cố định: Theo dõi tài sản doanh nghiệp, khấu hao, sửa chữa hoặc thanh lý khi cần thiết.
  • Kiểm soát tiền mặt và tài khoản ngân hàng: Đảm bảo số dư tiền mặt hợp lý, theo dõi các giao dịch nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản và đối chiếu sổ sách với sao kê ngân hàng.
  • Theo dõi doanh thu và công nợ phải thu: Ghi nhận doanh thu, xuất hóa đơn, nhắc nhở khách hàng thanh toán công nợ để tránh nợ xấu xảy ra.
  • Xử lý mua hàng và công nợ phải trả: Kiểm tra hóa đơn mua hàng, theo dõi khoản tiền cần thanh toán cho nhà cung cấp và nhắc nhở thanh toán đúng hạn.
  • Quản lý kho và hàng hóa: Ghi nhận nhập – xuất hàng hóa, kiểm kê số lượng tồn kho để tránh thất thoát và tối ưu hóa lượng hàng hóa, sản phẩm dự trữ.
  • Báo cáo tài chính nội bộ: Tổng hợp dữ liệu để lập báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán và phân tích tài chính, nhờ vậy ban lãnh đạo dễ dàng đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.
  • Phối hợp với các phòng ban khác: Hỗ trợ các phòng kinh doanh, nhân sự và vận hành bằng cách cung cấp số liệu tài chính, tham gia lập kế hoạch ngân sách và kiểm soát chi phí ra, vào.
Nghiệp vụ của kế toán nội bộ
Nghiệp vụ của kế toán nội bộ

So sánh kế toán nội bộ và kế toán thuế

Kế toán nội bộ và kế toán thuế đều là 2 thành phần thiết yếu trong một hệ thống kế toán của doanh nghiệp, nhưng mỗi loại có vai trò và phạm vi công việc riêng biệt. Dưới đây là mô tả công việc của kế toán nội bộ và kế toán thuế giúp bạn so sánh dễ dàng hơn:

Kế toán nội bộ tập trung vào việc quản lý các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm ghi nhận các giao dịch tài chính, kiểm soát chi phí, quản lý tiền mặt, tiền gửi, lập báo cáo tài chính và hỗ trợ các phòng ban khác trong việc xây dựng ngân sách và đưa ra quyết định tài chính. Ngoài ra, vị trí này cần thường xuyên tương tác với các bộ phận khác để duy trì tính chính xác và minh bạch trong các hoạt động tài chính của công ty.

Kế toán nội bộ thường không cần sử dụng dịch vụ ngoài vì công việc của họ liên quan trực tiếp đến quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp, họ có thể tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tài chính bên ngoài.

Còn kế toán thuế, chuyên trách vào việc tính toán và đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định về thuế. Công việc của kế toán thuế bao gồm tính toán các khoản thuế phải nộp, kê khai thuế định kỳ, làm báo cáo thuế và xử lý các vấn đề liên quan đến thuế với cơ quan chức năng.

Khác với kế toán nội bộ, phần chức năng kế toán thuế có thể cần sử dụng dịch vụ ngoài khi doanh nghiệp gặp phải các vấn đề phức tạp liên quan đến thuế hoặc cần hỗ trợ từ các công ty tư vấn thuế chuyên nghiệp. Điều này nhằm đảm bảo đơn vị, doanh nghiệp của bạn có thể tuân thủ các quy định pháp lý mới nhất hiện hành.

Dịch vụ kế toán trọn gói cho doanh nghiệp của Thuế Quang Huy

Với hơn 11 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ kế toán, Thuế Quang Huy là đơn vị uy tín giúp các doanh nghiệp giải quyết mọi vấn đề tài chính và kế toán một cách chuyên nghiệp!

Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ kế toán trọn gói được thiết kế linh hoạt và đầy đủ, từ kế toán nội bộ đến báo cáo tài chính,… Đến với Thuế Quang Huy, khách hàng có thể giảm tải những nỗi lo lắng về quản lý các nghiệp vụ phức tạp như kế toán tiền lương, bán hàng, kho, công nợ.

Dịch vụ kế toán nội bộ tại Thuế Quang Huy
Dịch vụ kế toán nội bộ trọn gói cho doanh nghiệp tại Thuế Quang Huy

Bởi vì giải pháp của chúng tôi hướng đến là sự toàn diện – tận tâm – cạnh tranh dành cho khách hàng, theo đó giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực, an tâm phát triển kinh doanh.

Những lý do nên sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói của Thuế Quang Huy

  • Khẳng định uy tín thương hiệu khi đã phục vụ hơn 1,000 khách hàng doanh nghiệp với quy mô và lĩnh vực đa dạng.
  • Tập trung giải pháp tối ưu bao gồm dịch vụ kế toán linh hoạt, tiết kiệm chi phí và quy trình chặt chẽ, luôn đảm bảo tuân thủ pháp lý và chính xác từng số liệu kế toán.
  • Chuyên môn cao, đội ngũ kế toán viên Thuế Quang Huy được trang bị kinh nghiệm lâu năm và khả năng thực chiến phong phú, giúp quý khách giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề phát sinh.

Với dịch vụ kế toán trọn gói của Thuế Quang Huy, bạn sẽ không phải lo lắng về các vấn đề kế toán doanh nghiệp hay tối ưu tài chính. Liên hệ ngay để nhận tư vấn miễn phí!

Các câu hỏi thường gặp về kế toán nội bộ

Kế toán nội bộ là làm gì?

Kế toán nội bộ là người chịu trách nhiệm ghi nhận, quản lý và giám sát các hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Công việc gồm lập báo cáo tài chính, theo dõi công nợ, tính lương, quản lý quỹ tiền mặt, kho, và hỗ trợ các phòng ban khác lên kế hoạch tài chính. Mục tiêu chính là luôn đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong các giao dịch tài chính nội bộ của công ty.

Kế toán nội bộ cần có kỹ năng gì?

Kế toán nội bộ cần có kỹ năng chuyên môn vững chắc về kế toán và tài chính, cùng với khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán và công cụ tin học văn phòng. Ngoài ra, kỹ năng phân tích số liệu, quản lý thời gian và giao tiếp hiệu quả cũng rất quan trọng khi phụ trách vị trí này.

Có nên thuê dịch vụ kế toán làm kế toán nội bộ không?

Kế toán nội bộ thường không cần sử dụng dịch vụ ngoài vì công việc của họ liên quan chặt chẽ đến quản lý tài chính, báo cáo thu chi và các nghiệp vụ kế toán trong phạm vi doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, giảm bớt gánh nặng về nhân sự và vẫn đảm bảo tính chính xác trong công tác tài chính, thuê dịch vụ kế toán làm kế toán nội bộ có thể là lựa chọn phù hợp.

Như vậy, kế toán nội bộ là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp bạn duy trì ổn định tài chính, hỗ trợ quyết định chiến lược, và tuân thủ pháp luật quy định. Với các công việc như quản lý thu chi, công nợ và báo cáo tài chính, kế toán nội bộ đảm bảo hoạt động doanh nghiệp hiệu quả và minh bạch hơn.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, giảm rủi ro để an tâm tập trung vào hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói là một giải pháp tối ưu hiện nay. Hãy liên hệ Thuế Quang Huy ngay hôm nay để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân

Thu nhập bao nhiêu thì được hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và liệu bạn có thuộc diện được hoàn thuế TNCN không? Hoàn thuế TNCN là quyền lợi chính đáng của người nộp thuế, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều kiện và thủ tục để nhận lại số tiền đã nộp […]

hoàn thuế thu nhập cá nhân online

Hoàn thuế thu nhập cá nhân online mang lại sự thuận tiện cho người nộp thuế trong thời đại công nghệ số hiện nay. Thay vì phải đến cơ quan thuế để làm thủ tục, các cá nhân có thể dễ dàng truy cập vào các nền tảng trực tuyến của Tổng cục Thuế hay […]

Chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Nếu mà nói thiết lập chi nhánh chỉ giúp tăng cường sự hiện diện không là chưa đủ. Hơn thế nữa, chi nhánh mang lại nhiều lợi ích về mặt tài chính và quản lý. Tuy […]

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ là vị trí quan trọng chuyên theo dõi, quản lý các khoản phải thu, phải trả, đảm bảo dòng tiền luôn ổn định cho doanh nghiệp. Kiểm soát công nợ chặt chẽ giúp hạn chế rủi ro tài chính, giảm thiểu nợ xấu và tối ưu hóa các khoản thanh toán, […]

tra cứu thông tin quyết toán thuế

Tra cứu thông tin quyết toán thuế ngày nay trở nên dễ dàng hơn với sự hỗ trợ của công nghệ và các cổng thông tin điện tử chính thống. Chỉ với vài thao tác đơn giản, người nộp thuế có thể kiểm tra tình trạng quyết toán của mình. Đọc ngay bài viết dưới […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!