Tìm kiếm
Close this search box.
Tìm kiếm
Close this search box.

Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?

người nước ngoài thành lập công ty tại việt nam
Nội dung chính:

Với tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 15,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. Trong đó, số lượng giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 1.420 giao dịch và 1.538 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới.(1)

Giữa bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế mạnh mẽ, nhiều người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam và nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển và mở rộng thị trường. Vậy nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện gì để mở công ty? Thủ tục thành lập doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài như thế nào? Hãy cùng Thuế Quang Huy tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Nội dung chính

Cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?

Cá nhân người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?
Cá nhân người nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được không?

Các cá nhân là người nước ngoài hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng cần cam kết tuân thủ quy định WTO, và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, cá nhân nước nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam cần tuân thủ các quy định sau:

  • Điều kiện tiếp cận thị trường: Phải đảm bảo rằng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp không nằm trong danh mục hạn chế hoặc yêu cầu đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.
  • Dự án đầu tư: Trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư cần chuẩn bị dự án đầu tư và thực hiện thủ tục xin cấp hoặc sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực.
  • Thủ tục pháp lý: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có thể thành lập công ty, và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các dự án theo quy định tại giấy chứng nhận này.

Điều kiện người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định về điều kiện thành lập công ty khá phức tạp. Do đó, người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam phải hiểu rõ các yêu cầu pháp lý cần thiết dưới đây để phòng tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu ngay!

Điều kiện người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam
Các điều kiện của người nước ngoài khi thành lập công ty tại Việt Nam

Điều kiện về mặt chủ thể doanh nghiệp

Cá nhân nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Cá nhân đủ tuổi thành niên từ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Đủ năng lực hành vi dân sự, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.
  • Không đang trong quá trình điều tra, truy tố, hoặc xét xử hình sự tại Việt Nam hoặc quốc gia khác.
  • Không đang chấp hành án phạt tù hoặc các hình thức án phạt khác.
  • Quốc tịch của cá nhân phải thuộc quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để đảm bảo quyền lợi và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam.

Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu nước ngoài

Theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020, người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường như sau:

  • Nhà đầu tư nước ngoài không được phép thành lập công ty thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường.
  • Nếu đầu tư, kinh doanh ngành nghề thuộc danh mục bị hạn chế tiếp cận thị trường, cá nhân nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện đối với ngành nghề hạn chế tiếp cận thị trường.
  • Đối với các ngành, nghề kinh doanh còn lại, cá nhân nước ngoài tuân thủ các điều kiện tương tự với nhà đầu tư trong nước.

Điều kiện ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thuộc Danh mục các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường (ban hành tại Phụ lục I cùng Nghị định) phải tuân thủ các điều kiện đặc thù. Cụ thể bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Tuân thủ giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn trong các ngành nghề có điều kiện, theo Danh mục ngành nghề hạn chế.
  • Hình thức đầu tư: Có thể là liên doanh, công ty cổ phần, hoặc các hình thức khác theo quy định cụ thể cho từng ngành nghề.
  • Phạm vi hoạt động đầu tư: Giới hạn về loại hình, phạm vi, hoặc địa bàn hoạt động.
  • Năng lực của nhà đầu tư: Nhà đầu tư phải chứng minh năng lực tài chính, kinh nghiệm, và uy tín trong lĩnh vực đầu tư dự kiến.
  • Điều kiện khác: Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Điều ước, Hiệp định quốc tế về đầu tư như Cam kết WTO, hoặc điều kiện riêng của từng ngành.

Ví dụ cụ thể: Ông Smith là người Mỹ muốn thành lập một công ty viễn thông tại Việt Nam. Ông Smith không được sở hữu quá 49% tỷ lệ vốn điều lệ công ty và phải hợp tác với một đối tác trong nước dưới hình thức liên doanh để đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường.

Các điều kiện liên quan khác

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định, ngoài các điều kiện tiếp cận thị trường nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng thêm các yêu cầu sau đây khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam:

  • Tuân thủ quy định về sử dụng đất và luật lao động.
  • Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản phải tuân theo các quy định của Nhà nước.
  • Nhà đầu tư bị giới hạn về quyền sở hữu và kinh doanh nhà ở, bất động sản tại Việt Nam.
  • Nhà đầu tư có thể bị giới hạn trong việc nhận hỗ trợ hoặc trợ cấp từ Nhà nước trong một số lĩnh vực.
  • Tham gia vào quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng phải tuân thủ các điều kiện đặc biệt.
  • Các điều kiện khác được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội và các điều ước quốc tế về đầu tư.

Quy trình thủ tục thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các thủ tục quan trọng mà các cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp cần thực hiện.

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Đối với các dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, cần phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (UBND cấp tỉnh). Theo Điều 36 Luật Đầu tư 2020, quy trình xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam bao gồm các bước sau:

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư 

Hồ sơ đề nghị đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý và thực tế của dự án. Cơ quan đăng ký đầu tư có thời hạn 35 ngày để xem xét và thông báo kết quả cho nhà đầu tư.

  • Bước 2: Lấy ý kiến thẩm định từ cơ quan nhà nước (CQNN)

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư gửi hồ sơ đến các cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến thẩm định.

  • Bước 3: Nhà đầu tư nước ngoài phản hồi ý kiến thẩm định

Nhà đầu tư nước ngoài có 15 ngày để đưa ra ý kiến thẩm định về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình và gửi lại cơ quan đăng ký đầu tư.

  • Bước 4: Lập báo cáo thẩm định và trình UBND cấp tỉnh

Trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và ý kiến thẩm định, cơ quan đăng ký đầu tư lập báo cáo thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

  • Bước 5: Nhận kết quả từ UBND cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có 07 ngày làm việc để chấp thuận hoặc từ chối chủ trương đầu tư của cá nhân nước ngoài. Trong trường hợp hồ sơ bị từ chối, Ủy ban phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Bước 6: UBND cấp tỉnh xem xét quyết định đầu tư

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng về việc chấp thuận hoặc từ chối chủ trương đầu tư.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020, để xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty nước ngoài, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau:

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Các bước xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ cần thiết bao gồm:

    • Giấy đề nghị thực hiện dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
    • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.
    • Đề xuất về dự án đầu tư của cá nhân nước ngoài.
    • Văn bản xác nhận số dư ngân hàng của nhà đầu tư nước ngoài.
    • Hợp đồng thuê, sổ đỏ, quyết định xây dựng địa điểm dự án (nếu không được Nhà nước cấp đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất).
    • Văn bản giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư thuộc diện thẩm định (theo luật về chuyển giao công nghệ).
    • Các giấy tờ liên quan khác tới dự án đầu tư theo yêu cầu của luật đầu tư (nếu có).
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký đầu tư

Bạn có thể nộp hồ sơ xin cấp phép đầu tư thông qua một trong hai cách sau:

    • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế).
    • Đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài tại địa chỉ: vietnaminvest.gov.vn.
  • Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc gửi văn bản thông báo kèm yêu cầu điều chỉnh nếu hồ sơ không hợp lệ.

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam được cấp phép đầu tư, nhà đầu tư cần tiến hành xin Giấy phép đăng ký kinh doanh. Thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm các bước sau:

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nước ngoài

Thành phần hồ sơ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

    • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
    • Điều lệ công ty.
    • Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên nước ngoài (công ty TNHH hai thành viên trở lên).
    • Bản sao giấy tờ cá nhân của người đại diện theo pháp luật của công ty.
    • Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho nhà đầu tư nước ngoài.
    • Bản sao có chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu của cá nhân đầu tư hoặc quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (đối với tổ chức đầu tư).
    • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ không phải người đại diện pháp luật.
  • Bước 2: Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký công ty

Hồ sơ đăng ký có thể được nộp trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nhà đầu tư nước ngoài đăng ký trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

  • Bước 3: Nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh

Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ gửi thông báo kèm yêu cầu điều chỉnh hồ sơ.

  • Bước 4: Hoàn tất thủ tục sau đăng ký doanh nghiệp

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần thực hiện các thủ tục khác như khắc con dấu pháp nhân, kê khai hồ sơ thuế, lắp biển hiệu công ty, mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp để hoàn tất việc thành lập doanh nghiệp.

Một số lưu ý khi người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam

Khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam, dù lựa chọn hình thức doanh nghiệp nào, cần lưu ý một số yêu cầu nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh tuân thủ quy định pháp luật.

Dưới đây là những điểm cần lưu ý đối với người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam:

  • Chuyển nhượng vốn từ người Việt Nam:

Nếu công ty là công ty cổ phần, cá nhân Việt Nam chuyển nhượng cổ phần cho người nước ngoài phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho cơ quan thuế trong vòng 10 ngày kể từ khi thực hiện chuyển nhượng, và phải nộp thuế TNCN ở mức 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.

Đối với công ty TNHH, cá nhân chuyển nhượng chỉ cần nộp tờ khai thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển nhượng mà không cần nộp thêm bất kỳ khoản thuế nào khác.

  • Giấy phép phân phối bán lẻ:

Nếu công ty 100% vốn nước ngoài có nhu cầu phân phối và bán lẻ tại Việt Nam, bắt buộc phải xin giấy phép từ Bộ Công Thương. Giấy phép này là điều kiện tiên quyết để công ty có thể hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và phân phối hàng hóa tại thị trường Việt Nam.

  • Mở tài khoản vốn đầu tư:

Sau khi hoàn tất thủ tục thành lập, công ty nước ngoài phải mở tài khoản vốn đầu tư tại ngân hàng để nhận phần vốn góp từ nhà đầu tư. Đây là tài khoản đặc biệt chỉ được sử dụng cho các giao dịch liên quan đến việc góp vốn và rút vốn của nhà đầu tư, giúp quản lý tài chính doanh nghiệp một cách minh bạch và đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Thuế Quang Huy: Thành lập công ty có người nước ngoài nhanh chóng, chuyên nghiệp

Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thuế và pháp lý, Thuế Quang Huy đã xây dựng được uy tín vững chắc trong việc hỗ trợ doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chúng tôi tự hào về đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về các quy định pháp lý và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Nhờ đó, Thuế Quang Huy không chỉ giúp khách hàng nắm vững các quy định pháp luật mà còn mang đến những giải pháp tối ưu.

dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thuế Quang Huy hỗ trợ thành lập công ty có người nước ngoài tại Việt Nam nhanh chóng, chuyên nghiệp

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi bao gồm mọi công việc cần thiết như tư vấn pháp lý, hỗ trợ soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ, đại diện xin giấy phép và hỗ trợ khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.

Đội ngũ Thuế Quang Huy cam kết quá trình thành lập công ty diễn ra suôn sẻ và giúp doanh nghiệp mới đi vào hoạt động tuân thủ mọi quy định pháp luật hiện hành.

Quy trình thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam trọn gói của Thuế Quang Huy

Thuế Quang Huy xây dựng quy trình thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam theo các bước chặt chẽ, linh hoạt nhằm đảm bảo doanh nghiệp của bạn được thành lập hợp pháp và nhanh chóng. Dưới đây là 7 bước triển khai dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin và yêu cầu từ khách hàng, ghi nhận mọi thông tin cần thiết về doanh nghiệp.
  • Bước 2: Tư vấn chi tiết về các điều kiện, hồ sơ cần thiết, và quy trình đăng ký để khách hàng hiểu rõ.
  • Bước 3: Giúp khách hàng soạn thảo và hoàn thiện các giấy tờ liên quan đến ngành nghề, vốn đăng ký, và thông tin về chủ sở hữu.
  • Bước 4: Thu xếp cuộc gặp mặt với khách hàng để ký các tài liệu cần thiết.
  • Bước 5: Thay mặt khách hàng thực hiện việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bước 6: Nhận giấy phép kinh doanh và con dấu pháp lý từ cơ quan chức năng.
  • Bước 7: Cung cấp tư vấn và hỗ trợ liên tục trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.

Khách hàng cần cung cấp thông tin gì để thành lập công ty cho người nước ngoài ở Việt Nam?

Để Thuế Quang Huy có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và chính xác, bạn cần cung cấp một số thông tin và tài liệu cần thiết.

thông tin thành lập công ty cho người nước ngoài
Những thông tin khách hàng cung cấp để thành lập công ty cho người người ngoài
  • Thông tin cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài: Bao gồm hộ chiếu hoặc chứng minh thư nhân dân của nhà đầu tư và các cổ đông tham gia góp vốn.
  • Đề xuất dự án đầu tư: Mô tả chi tiết về dự án, bao gồm quy mô, mục tiêu, và kế hoạch hoạt động tại Việt Nam.
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính: Bản sao xác nhận ngân hàng về số dư tài khoản hoặc các tài liệu tài chính khác chứng minh khả năng đầu tư.
  • Địa điểm thực hiện dự án: Hợp đồng thuê bất động sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại nơi dự kiến đặt trụ sở công ty.
  • Điều lệ công ty: Các quy định nội bộ về quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên hoặc cổ đông trong công ty.

Thời gian và chi phí thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài của Thuế Quang Huy

Với phương châm làm việc chuyên nghiệp và kinh nghiệm dày dặn, Thuế Quang Huy cam kết hoàn thành thủ tục thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài chỉ trong vòng 3-5 ngày làm việc.

Nhằm giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói bắt đầu từ 1.500.000 đồng, đã bao gồm mọi công việc cần thiết, từ tư vấn ban đầu cho đến khi công ty được thành lập hoàn chỉnh. Liên hệ ngay với Thuế Quang Huy để được báo giá chính xác theo nhu cầu.

Một số câu hỏi thường gặp về người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Người nước ngoài mở công ty tại Việt Nam và tự làm chủ được không?

Người nước ngoài có thể mở công ty và tự làm chủ tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư 2020. Tuy nhiên, họ phải tuân thủ một số điều kiện cụ thể tại Điều 9 của Luật Đầu tư. Trước hết, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm các điều kiện hạn chế về ngành nghề mà pháp luật Việt Nam quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, trước khi thành lập công ty, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và hoàn thành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập sẽ có tư cách pháp nhân và được phép thực hiện dự án đầu tư theo quy định.

Một cá nhân người nước ngoài có thể thành lập loại hình doanh nghiệp nào trên lãnh thổ Việt Nam?

Cá nhân người nước ngoài có thể thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam, tương tự như nhà đầu tư trong nước. Các loại hình doanh nghiệp mà người nước ngoài có thể thành lập bao gồm:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hai thành viên trở lên: Loại hình này cho phép từ 2 đến 50 thành viên góp vốn, có thể là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
  • Công ty cổ phần (CP): Đây là loại hình doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, và có thể có từ 3 cổ đông trở lên.
  • Công ty hợp danh: Loại hình này yêu cầu ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
  • Doanh nghiệp tư nhân: Đây là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cá nhân nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không?

Cá nhân nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường và ngành nghề kinh doanh. Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Cá nhân nước ngoài có thể trực tiếp trở thành nhà đầu tư tại Việt Nam không?

Có, cá nhân nước ngoài có thể trực tiếp trở thành nhà đầu tư tại Việt Nam. Theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cả cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Do đó, cá nhân nước ngoài có quyền mở công ty và tham gia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam mà không cần phải thành lập tổ chức. Tuy nhiên, họ cần đáp ứng các yêu cầu và điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư và doanh nghiệp.

Đứng tên thành lập công ty cho người nước ngoài có sao không?

Đứng tên hộ để thành lập công ty cho người nước ngoài là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Cụ thể, theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Nghị định 50/2016/NĐ-CP, hành vi đứng tên hộ để thành lập doanh nghiệp cho người nước ngoài có thể bị xử phạt hành chính.

Pháp luật yêu cầu các cá nhân và tổ chức phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý và không được thực hiện các hành vi trái phép, như đứng tên hộ, để tránh những rủi ro pháp lý và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên liên quan.

Việc người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà còn cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Từ việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, chuẩn bị hồ sơ đăng ký, cho đến việc đảm bảo các yêu cầu về vốn và quyền sở hữu, mỗi bước đều yêu cầu sự chính xác và am hiểu sâu rộng về quy định địa phương.

Nếu bạn đang cân nhắc việc mở công ty tại Việt Nam, hãy để Thuế Quang Huy hỗ trợ bạn. Với kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói, giúp bạn nhanh chóng thiết lập hoạt động kinh doanh và tuân thủ đúng quy định pháp luật. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình!


(1) https://vneconomy.vn/hon-15-ty-usd-do-vao-viet-nam-6-thang-dau-nam.htm

Đội ngũ chuyên môn của Thuế Quang Huy luôn nỗ lực cung cấp những thông tin chính xác và cập nhật nhất. Tuy nhiên, nội dung trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và các điều khoản được đề cập có thể đã không còn hiệu lực vào thời điểm bạn đọc.

Để có được thông tin chính xác nhất vào thời điểm tìm hiểu, xin vui lòng liên hệ với đội ngũ chuyên gia và luật sư tại Thuế Quang Huy để được tư vấn pháp lý cho trường hợp cụ thể của bạn.

Bài viết mới cùng chuyên mục

Bài viết mới nhất

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 1 thành viên

Cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp được xem là nền tảng quyết định sự linh hoạt, hiệu quả và khả năng thích ứng của công ty trong thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh. Trong số các hình thức doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, công ty TNHH 1 thành viên […]

doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân là những doanh nghiệp nào? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về các loại hình doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Bạn nên biết rằng không phải mọi doanh nghiệp đều được công nhận là pháp nhân với đầy đủ […]

cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Năm 2024 đánh dấu nhiều biến động trong nền kinh tế khi tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi cao, khiến không ít công ty gặp khó khăn trong việc đạt đủ số lượng cổ đông tham dự đại hội cổ đông thường niên lần 1. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kế hoạch kinh […]

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, cơ cấu tổ chức của một công ty đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự vận hành hiệu quả và sự phát triển bền vững. Đặc biệt, đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, cơ cấu tổ chức không chỉ […]

nên thành lập công ty tnhh 1 thành viên hay 2 thành viên

Khi quyết định thành lập một công ty, một trong những câu hỏi quan trọng là chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích hai lựa chọn phổ biến: công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên. Mỗi loại hình […]

Bài viết mới cùng chuyên mục

Gửi yêu cầu đến Thuế Quang Huy để được tư vấn miễn phí!

Chuyên viên tư vấn của chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi. Bạn chỉ cần để lại thông tin liên hệ và chúng tôi sẽ liên lạc lại trong thời gian sớm nhất. Nhận giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay!