Sau khi hoàn thành quyết toán thuế, công ty cần phải hạch toán lại các số liệu liên quan để điều chỉnh nếu có và đảm bảo sự minh bạch tài chính. Đây là một công đoạn quan trọng giúp bảo vệ doanh nghiệp khỏi những sai sót về thuế có thể dẫn đến các khoản phạt nặng.
Quá trình này được gọi là hạch toán sau quyết toán thuế. Vậy cụ thể, hạch toán sau quyết toán thuế bao gồm những công việc gì, trường hợp nào cần bút toán điều chỉnh. Tham khảo ngay hướng dẫn dưới đây của Thuế Quang Huy!
Tại sao doanh nghiệp thực hiện bút toán điều chỉnh sau quyết toán thuế?
Sau khi quyết toán thuế, doanh nghiệp có thể thực hiện bút toán điều chỉnh để đảm bảo số liệu kế toán chính xác và minh bạch. Bút toán điều chỉnh thường xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Có sai sót hoặc chênh lệch số liệu: Khi cơ quan thuế kiểm tra, họ có thể phát hiện sai sót trong kê khai trước đó, như doanh thu chưa ghi nhận đủ, chi phí không hợp lệ, hoặc tính sai thuế suất,… Do bởi có sự chênh lệch, doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh lại số liệu kế toán để phản ánh đúng tình hình thực tế.
- Ghi nhận đúng số thuế phải nộp: Nếu doanh nghiệp bị truy thu hoặc yêu cầu điều chỉnh số thuế sau quyết toán, bút toán điều chỉnh giúp kiểm tra chính xác số tiền thuế phải nộp bổ sung, tránh sai lệch trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kinh doanh.
- Đáp ứng yêu cầu kiểm toán, tài chính: Điều chỉnh đảm bảo số liệu kế toán khớp với số liệu thuế tạo nên sự minh bạch cho báo cáo tài chính. Việc này cũng rất quan trọng đối với cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng hoặc đối tác tài chính của công ty.
- Tuân thủ chuẩn mực kế toán: Doanh nghiệp cần đảm bảo báo cáo tài chính phù hợp với Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) hoặc chuẩn mực quốc tế (IFRS), nhất là với doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc niêm yết.
Bút toán điều chỉnh giảm lỗ sau quyết toán thuế
Trong quá trình quyết toán thuế, nhiều doanh nghiệp gặp phải tình huống bị điều chỉnh số liệu do sai sót trong kê khai hoặc do cơ quan thuế rà soát lại các khoản thuế phải nộp. Một trong những vấn đề phổ biến là việc điều chỉnh giảm lỗ.
Điều chỉnh giảm lỗ sau quyết toán thuế có nghĩa là doanh nghiệp phải điều chỉnh lại số lỗ đã kê khai trước đó, thường do cơ quan thuế không chấp nhận toàn bộ khoản lỗ doanh nghiệp đã báo cáo. Điều này xảy ra khi một số chi phí bị loại trừ khỏi chi phí hợp lý hoặc có sai sót trong việc xác định doanh thu, dẫn đến lợi nhuận thực tế cao hơn so với báo cáo ban đầu.
Lấy ví dụ, công ty X báo cáo lỗ 500 triệu đồng trong năm 2022. Tuy nhiên, sau khi quyết toán, cơ quan thuế xác định rằng 200 triệu đồng chi phí không hợp lệ, do không có hóa đơn hợp lệ hoặc không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,… Do đó, khoản lỗ được chấp nhận chỉ còn 300 triệu đồng. Khi đó, công ty X phải thực hiện bút toán điều chỉnh giảm lỗ.
Vậy, thông thường bút toán điều chỉnh giảm lỗ sau quyết toán thuế có những loại nào? Cùng tìm hiểu chi tiết cách điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế dưới đây.
Điều chỉnh thuế TNDN và thuế GTGT sau quyết toán thuế

Sau quyết toán, nếu doanh nghiệp bị điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ (dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp), doanh nghiệp cần thực hiện bút toán điều chỉnh thuế GTGT và TNDN được khấu trừ vào các tài khoản (TK) kế toán phù hợp.
- TK 3334: Thuế TNDN phải nộp thêm
- TK 33311: Thuế GTGT phải nộp thêm
- TK 811: Chi phí khác
- TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối
- TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ bị giảm
Trường hợp | Hạch toán điều chỉnh | Ví dụ tình huống |
Doanh nghiệp đang lỗ (Nợ TK 4211) | Có TK 3334
Có TK 33311 Nợ TK 811 |
Công ty A bị giảm lỗ từ 200 triệu xuống 150 triệu và bị truy thu 50 triệu thuế TNDN và 20 triệu thuế GTGT.
Bút toán:
|
Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên có lãi (Có TK 4211) | Nợ Tài khoản 4211
Có Tài khoản 3334 Có Tài khoản 33311 |
Doanh nghiệp tư nhân B có lãi 400 triệu đồng và bị truy thu 40 triệu thuế TNDN, 15 triệu thuế GTGT.
Bút toán:
|
Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên có lãi (Có TK 4211) | Nếu hội đồng thành viên đồng ý điều chỉnh vào lợi nhuận năm trước: Nợ TK 4211 / Có TK 3334, 33311.
Nếu không đồng ý: Nợ TK 811 / Có TK 3334, 33311. |
Công ty C có lợi nhuận 500 triệu, bị giảm còn 450 triệu, truy thu 30 triệu thuế TNDN + 15 triệu thuế GTGT.
Nếu điều chỉnh vào lợi nhuận năm trước:
|
Trường hợp khác | Nợ Tài khoản 4211
Có Tài khoản 1331 |
Doanh nghiệp D giảm số thuế GTGT được khấu trừ là 10 triệu đồng mà không ảnh hưởng đến số thuế GTGT phải nộp.
Bút toán:
|
Nợ Tài khoản 33311
Có Tài khoản 4211
|
Công ty E tăng số thuế GTGT được khấu trừ thêm 5 triệu đồng.
Bút toán:
|
|
Nợ Tài khoản 33311
Có Tài khoản 4211 |
Công ty F giảm số thuế GTGT đầu ra là 7 triệu đồng.
Bút toán:
|
Điều chỉnh thuế TNCN sau quyết toán thuế
Nếu sau quyết toán thuế, doanh nghiệp bị truy thu thuế TNCN do kê khai thiếu hoặc tính sai thuế suất, bút toán điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào bên nào chịu trách nhiệm nộp khoản thuế này.
- TK 334: Giảm lương nhân viên
- TK 3335: Thuế TNCN phải nộp thêm
Trường hợp | Hạch toán điều chỉnh | Ví dụ tình huống |
Nhân viên chịu trách nhiệm nộp thuế | Nợ TK 334
Có TK 3335 |
Nhân viên bị truy thu thêm 5 triệu đồng thuế TNCN, đồng ý trừ vào lương:
|
Doanh nghiệp chịu trách nhiệm nộp thuế | Nếu doanh nghiệp đang lỗ: Nợ TK 811 / Có TK 3335.
Nếu doanh nghiệp đang có lãi: Nợ TK 4211 / Có TK 3335. |
Công ty bị truy thu 10 triệu thuế TNCN, doanh nghiệp tự chịu:
Nếu công ty đang lỗ:
Nếu công ty có lãi:
|
Hạch toán thuế nộp vào ngân sách nhà nước

Sau khi thực hiện các điều chỉnh trên, doanh nghiệp cần nộp thuế vào ngân sách nhà nước và hạch toán như sau:
- Nợ TK 33311: Số thuế GTGT bị truy thu
- Nợ TK 3334: Số thuế TNDN bị truy thu
- Nợ TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu
- Có TK 1111/1121: Số tiền đã nộp vào ngân sách.
Giả sử Công ty X bị truy thu tổng cộng 100 triệu đồng tiền thuế, trong đó gồm 50 triệu TNDN, 30 triệu GTGT, 20 triệu TNCN. Khi nộp thuế:
- Nợ TK 3334: 50.000.000 đồng.
- Nợ TK 33311: 30.000.000 đồng.
- Nợ TK 3335: 20.000.000 đồng.
- Có TK 1121: 100.000.000 đồng.
Hạch toán truy thu thuế sau quyết toán
Hạch toán truy thu thuế sau quyết toán là một quy trình khá quan trọng trong kế toán doanh nghiệp, nhất là khi cơ quan thuế kiểm tra và điều chỉnh các nghĩa vụ thuế có liên quan. Có 2 loại thuế chính thường bị truy thu là thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN) và thuế Giá trị Gia tăng (GTGT).
Hạch toán truy thu thuế TNDN

Hạch toán truy thu thuế TNDN vào tài khoản 811
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn ghi nhận truy thu thuế TNDN như một chi phí khác (ghi nhận các khoản chi phí phát sinh nhưng không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp) trong kỳ tài chính hiện tại, kế toán ghi nhận vào tài khoản 811.
Như vậy, khi doanh nghiệp bị phạt chậm nộp thuế, kế toán ghi nhận khoản chi phí này vào tài khoản 811, nhưng lưu ý rằng nó không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Nợ TK 811 – Chi phí khác
- Có TK 3339 – Lệ phí, tiền phạt phải nộp
Lấy ví dụ, công ty X bị phạt chậm nộp thuế TNDN với số tiền 15 triệu đồng. Kế toán ghi:
- Nợ TK 811: 15 triệu đồng
- Có TK 3339: 15 triệu đồng
Khi doanh nghiệp thực hiện nộp các khoản thuế bị truy thu theo quyết định của cơ quan thuế, kế toán ghi nhận bằng cách giảm số dư của tài khoản thuế phải nộp (TK 333) và giảm tài khoản tiền (TK 111 – tiền mặt hoặc TK 112 – tiền gửi ngân hàng). Cụ thể, doanh nghiệp hạch toán truy thu thuế TNDN như sau:
- Nợ TK 333 (3331 – thuế GTGT, 3334 – thuế TNDN,…) để thể hiện số thuế bị truy thu đã được thanh toán.
- Có TK 111/112 tương ứng với số tiền thực tế nộp vào ngân sách nhà nước.
Hạch toán truy thu thuế TNDN vào tài khoản 4211
Khi doanh nghiệp bị truy thu thuế sau quyết toán do sai sót trong kê khai, kế toán cần điều chỉnh số liệu để phản ánh chính xác nghĩa vụ thuế. Việc này tuân theo Chuẩn mực kế toán số 29, đảm bảo báo cáo tài chính trung thực.
Khi doanh nghiệp nhận được quyết định truy thu thuế TNDN từ cơ quan thuế, kế toán sẽ ghi nhận việc điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế chưa phân phối năm trước (tài khoản 4211).
Bút toán:
- Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
- Có TK 333 – Thuế TNDN phải nộp
Chẳng hạn, doanh nghiệp Y bị truy thu 200 triệu đồng thuế TNDN do sai sót khi kê khai đầu vào. Cách hạch toán như sau:
- Nợ TK 4211: 200.000.000 đồng
- Có TK 3334: 200.000.000 đồng
Hạch toán truy thu thuế GTGT

Hạch toán số tiền truy thu thuế GTGT vào tài khoản 3331
Khi phát sinh khoản truy thu, kế toán sẽ ghi Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp để thông tin rõ ràng về số thuế bị truy thu. Đồng thời, khi doanh nghiệp thực hiện nộp thuế, số tiền thanh toán sẽ được ghi giảm bằng Có TK 1111 – Tiền mặt hoặc Có TK 112 – Tiền gửi ngân hàng, tùy thuộc vào phương thức thanh toán thực tế.
Ví dụ, doanh nghiệp X nhận quyết định truy thu thuế GTGT 70 triệu đồng do chưa khấu trừ hoặc hoàn trả từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2019. Để phản ánh khoản thuế này, kế toán sẽ thực hiện bút toán điều chỉnh thuế GTGT được khấu trừ như sau:
- Nợ TK 3331: 70 triệu đồng (ghi nhận thuế GTGT phải nộp).
- Có TK 112: 70 triệu đồng (giảm số dư tài khoản ngân hàng khi thanh toán).
Hạch toán số tiền truy thu thuế GTGT vào tài khoản 4211
Nếu doanh nghiệp bị truy thu thuế GTGT do đã khấu trừ hoặc hoàn thuế từ lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước, kế toán cần điều chỉnh lại số dư phù hợp. Trong trường hợp này, số thuế bị truy thu sẽ làm giảm lợi nhuận chưa phân phối, đồng thời ghi nhận khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Cụ thể, kế toán ghi nhận Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước với số tiền bị truy thu để điều chỉnh giảm lợi nhuận giữ lại từ các năm trước. Ghi Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp cho biết nghĩa vụ thuế phát sinh với cơ quan thuế.
Chẳng hạn, công ty Z có quyết định truy thu 150 triệu đồng thuế GTGT do đã khấu trừ không hợp lệ từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2018. Khi đó, kế toán sẽ hạch toán điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ như sau:
- Nợ TK 4211: 150 triệu đồng (giảm lợi nhuận chưa phân phối).
- Có TK 3331: 150 triệu đồng (ghi nhận thuế GTGT phải nộp).
Hạch toán các tài khoản khác
Tương tự như cách hạch toán truy thu thuế TNDN được Thuế Quang Huy chia sẻ ở trên. Đối với doanh nghiệp bị phạt chậm nộp thuế, kế toán cần ghi nhận khoản tiền phạt này vào tài khoản 811, vì đây là khoản chi phí không được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đồng thời, khoản phạt sẽ được phản ánh vào tài khoản 3339, tức là phí, lệ phí và các khoản phải nộp để ghi nhận nghĩa vụ thuế phát sinh.
Giả sử Công ty E bị cơ quan thuế truy thu thuế GTGT 70 triệu đồng và bị phạt chậm nộp 7 triệu đồng. Khi hạch toán, kế toán thực hiện:
- Nợ TK 811: 7 triệu đồng (ghi nhận chi phí phạt).
- Có TK 3339: 7 triệu đồng (ghi nhận số tiền phạt phải nộp).
- Nợ TK 3331: 70 triệu đồng (ghi nhận thuế GTGT phải nộp).
- Có TK 111/112: 70 triệu đồng (giảm tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng khi thanh toán).
Những trường hợp khác sau quyết toán thuế
Dưới đây là 2 trường hợp phổ biến mà doanh nghiệp cần lưu ý để tránh rủi ro vi phạm khi kiểm tra sau quyết toán thuế!
Trường hợp phạt vi phạm hành chính và nộp chậm
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp kê khai sai nhưng không làm giảm số thuế phải nộp, mức phạt dao động từ 500.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Nếu kê khai sai làm thiếu thuế, mức phạt sẽ là 20% số tiền thuế bị truy thu.
Ngoài ra, theo Thông tư 130/2016/TT-BTC, tiền chậm nộp được tính với mức 0,03%/ngày trên số thuế chậm nộp.
Lưu ý: Khoản phạt này không được tính vào chi phí hợp lệ khi quyết toán thuế TNDN.
Trường hợp kê khai chi phí không đúng quy định
Một số doanh nghiệp kê khai chi phí không hợp lệ, dẫn đến điều chỉnh lại lỗ sau kiểm tra thuế. Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC, nếu chi phí không đáp ứng điều kiện hợp lệ (không có hóa đơn, vượt mức quy định,…), cơ quan thuế sẽ loại trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Lấy ví dụ, năm 2023, doanh nghiệp A báo lỗ 400 triệu đồng, nhưng cơ quan thuế xác định có 100 triệu đồng chi phí không hợp lệ. Khi đó, số lỗ hợp lệ chỉ còn 300 triệu đồng để chuyển lỗ các năm tiếp theo (tối đa 5 năm). Doanh nghiệp cần cập nhật số lỗ đúng khi quyết toán thuế để tránh bị truy thu và giảm số lỗ hợp lệ trong tương lai.
Dễ nhận thấy rằng mỗi mùa quyết toán thuế, các doanh nghiệp lại phải đối mặt với áp lực kiểm tra, truy thu và các khoản phạt do sai sót trong kê khai. Chỉ một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến mất hàng chục triệu đồng. Chính vì vậy, dịch vụ quyết toán thuế chuyên nghiệp Thuế Quang Huy đã có mặt, phục vụ các doanh nghiệp cần đảm bảo tính chính xác, tuân thủ quy định và tối ưu nghĩa vụ thuế!
Thuế Quang Huy: Quyết toán thuế nhanh chóng và đúng quy định cho doanh nghiệp
Dịch vụ quyết toán thuế của công ty Thuế Quang Huy cam kết sự chuẩn xác và hiệu quả mọi khách hàng của chúng tôi. Ngày nay, nhiều công ty đang đối mặt với những thay đổi liên tục về chính sách thuế và yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Việc thực hiện quyết toán thuế chính xác và kịp thời là một nỗi lo thường trực đối với các doanh nghiệp, nhất là những đơn vị có cấu trúc tương đối phức tạp.

Tại sao chọn Thuế Quang Huy?
- Kinh nghiệm dày dặn: Với hơn 13 năm hoạt động và phục vụ hơn 1.000 khách hàng doanh nghiệp gần xa, Thuế Quang Huy tự tin cung cấp dịch vụ quyết toán thuế với sự am hiểu, kiến thức vững chắc về các quy định pháp lý và chính sách thay đổi mới.
- Quy trình chuyên nghiệp, nhanh chóng: Chúng tôi biến kinh nghiệm thành trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Thực hiện thủ tục quyết toán thuế chuẩn hóa, đảm bảo thời gian và độ chính xác cao, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
- Chi phí cạnh tranh, hỗ trợ tận tâm: Thuế Quang Huy cam kết hỗ trợ khách hàng trong mọi tình huống, từ xử lý thủ tục đến và giải quyết các vấn đề phát sinh. Tư vấn hoàn toàn miễn phí, chi phí dịch vụ trọn gói tốt nhất thị trường.
Tổng kết, hạch toán sau quyết toán thuế là một bước không thể thiếu để doanh nghiệp của bạn giữ vững tính minh bạch tài chính, tuân thủ đầy đủ các yêu cầu pháp lý. Theo đó, doanh nghiệp sau quyết toán cần phải hạch toán lại các khoản thuế đã nộp, điều chỉnh các sai sót nếu có và đảm bảo mọi số liệu được phản ánh đúng trong báo cáo tài chính.
Để hỗ trợ mọi công tác hạch toán của doanh nghiệp đều được xử lý chuẩn xác, hãy liên hệ với Thuế Quang Huy ngay hôm nay. Chúng tôi cung cấp dịch vụ hạch toán sau quyết toán thuế hiệu quả và tối ưu nhất cho quý khách hàng!